Học Phật từ xa.

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính ĐH Nguyên Chiếu.

Muốn biết được con đường đến Niết Bàn Phật (từ Pháp Môn niệm Phật). Ở đây có ĐH Trang Linh đã trình bày Niệm Phật Tam Muội, như sau:

* Niệm Phật Tam muội cũng là nhập Thiền định.

*Chánh Niệm.

Người niệm Phật muốn được Tam muội phải luôn luôn gìn giữ chánh niệm, khi niệm Hồng danh, tiếng ra từ miệng, tai nhận rõ ràng, miệng và tai thông đồng, tiếng và tâm khế hợp, lâu dần thuần thục, không biết có tâm năng niệm và ông Phật sở niệm, niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, tuy thọ cái tên niệm mà không có tất cả cái thọ gọi là niệm Phật Tam muội. nên gọi là Điều trực định.

Thử đem so sánh pháp niệm Phật với kinh Quán niệm hơi thở đức Phật đã dạy:

...Này các thầy, người hành giả quán niệm thân thể nơi thân thể bằng cách nào?

Người ấy đến một khu rừng hoặc một gốc cây, hoặc một nơi thanh vắng, ngồi xuống theo tư thế kiết già, giữ lưng ngay thẳng và đặt mình trong sự quán niệm. Thở vào người ấy ý thức rõ ràng mình đang thở vào, thở ra người ấy ý thức mình đang thở ra. Hoặc khi thở vào một hơi dài, người ấy ý thức: 'Tôi đang thở vào một hơi dài'. Khi thở ra một hơi dài, người ấy ý thức: 'Tôi đang thở ra một hơi dài'. Hoặc khi thở vào một hơi ngắn, người ấy ý thức: 'Tôi đang thở vào một hơi ngắn'. Khi thở ra một hơi ngắn, người ấy ý thức: 'Tôi đang thở ra một hơi ngắn'. Người ấy tự mình tập luyện như sau: 'Tôi sẽ thở vào và cảm nghiệm toàn thân'. 'Tôi sẽ thở ra và cảm nghiệm toàn thân'. 'Tôi sẽ thở vào và làm lắng dịu sự điều hành trong thân thể'. 'Tôi sẽ thở ra và làm lắng dịu sự điều hành trong thân thể'.

Cũng như khi xoay một vòng dài, một người thợ tiện khéo tay ý thức rằng mình đang xoay một vòng dài; hoặc khi xoay một vòng ngắn, ý thức rằng mình đang xoay một vòng ngắn. Cũng vậy, người hành giả khi thở vào một hơi dài ý thức rằng mình đang thở vào một hơi dài; khi thở ra một hơi ngắn ý thức rằng mình đang thở ra một hơi ngắn. Người ấy tự mình tập luyện như sau:' Tôi sẽ thở vào và cảm nghiệm toàn thân... Tôi sẽ thở ra và làm lắng dịu sự điều hành trong thân thể'...

Bây giờ thay thế những từ quán niệm hơi thở bằng "Niệm Phật". như sau:

Người ấy đến một khu rừng hoặc một gốc cây, hoặc một nơi thanh vắng, ngồi xuống theo tư thế kiết già, giữ lưng ngay thẳng và đặt mình trong "câu niệm Phật". khi niệm Hồng danh, tiếng ra từ miệng, tai nhận rõ ràng, tiếng và tâm khế hợp, Người ấy tự mình tập luyện như sau: 'Tôi đã niệm và tai nghe rõ ràng, Tôi đang niệm và tai nghe rõ ràng, Tôi sẽ niệm và tai nghe rõ ràng'. 'Tôi niệm Phật và cảm nghiệm toàn thân'. 'Tôi sẽ niệm Phật và làm lắng dịu sự điều hành trong thân thể'.

* Quán niệm hơi thở như trên sẽ vào được Sơ Thiền.

* Cũng vậy Quán niệm Phật như trên cũng sẽ vào được Sơ Thiền.

Bởi vì: Do niệm lực được tương tục nên dừng đứng được 5 triền cái : tham, sân, hôn trầm, trạo cử và nghi. Do ly dục, ly bất thiện pháp (5 triền cái) nên vào được Sơ Thiền.

Một trạng thái xuất hiện cùng với sự đoạn trừ năm triền cái. Khi hành giả quán xét thấy năm triền cái đã được từ bỏ trong tự thân, “hân hoan sẽ khởi lên trong vị ấy; nhờ hân hoan như vậy, hỷ sẽ sanh; và khi có hỷ, thân vị ấy trở nên khinh an.” Khinh an đưa đến lạc, trên căn bản của lạc này tâm trở nên định tĩnh và nhập vào sơ thiền. Sự hoan hỷ an lạc như thế không có hỷ lạc nào do 5 dục mà sánh được nên gọi là "Cực Lạc".

* lâu dần thuần thục, không biết có tâm năng niệm và ông Phật sở niệm, niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, tuy thọ cái tên niệm mà không có tất cả cái thọ gọi là niệm Phật Tam muội.

Ở trong Sơ Thiền, hành giả sẽ thấy là nếu còn Tầm, còn Tứ tức là còn thấy có mình đang niệm liền xả bỏ cái ta đang niệm,.- Đó là Xả "Tầm", lại thấy còn có tiếng A Di Đà Phật để nương theo, cũng là còn nặng trược nên xả bỏ sở niệm, đó là "Xả Tứ".- Như vậy là vào được Nhị Thiền.

Ở Nhị thiền hành giả vẫn thấy còn có Hỷ, có lạc. Hỷ lạc này làm cản trở dòng Thiền định, nên xả bỏ Hỷ lạc, là vào được Tam Thiền. Tâm thức lúc đó: niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, tuy thọ cái tên niệm mà không có tất cả cái thọ (tầm, tứ, hỷ, lạc). Vậy là vào Đệ Tam Thiền.

Ở Đệ Tam Thiền chỉ còn "vô niệm" tương tục. "Vô niệm" này không phải là triệt tiêu các tưởng như Vô Tưởng Định của ngoại đạo, mà là Niệm niệm tương tục thứ lớp sanh là tâm tương tục,( như ở Tam Thiền vừa nói) nên gọi là nhất tâm.

Vì tương tục thứ lớp sanh, nên tuy có nhiều phen sanh mà cũng gọi là nhất tâm. Suốt quá trình Niệm niệm tương tục thứ lớp sanh như vậy, hành giả chẳng để cho tâm tham ái xen vào. Đó là được Tam Muội còn gọi là gọi là Điều trực định.
http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?28389-Niệm-Phật-tam-muội-bảo-vương-luận/page11

Dĩ nhiên, Được Niệm Phật Tam Muội vẫn chưa phải là Niết Bàn Phật, nhưng là đến được cửa rồi vậy. (từ đó sẽ tiến thêm)

Mến.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83

(vấn đề này, xem ra sẽ vượt khỏi tầm nhận thức của Phật học Tổng Quan, sẽ xứng tầm ở Phật học Chuyên Đề)

ĐH Nguyên Chiếu nghĩ sao ?

Dạ Con chỉ có những nghi vấn mong được Thầy giảng giải. Còn những bài thảo luận này nó phù hợp với chuyên đề nào thì Thầy cứ di chuyển về chuyên đề đó để các đạo hữu thuận tiện theo dõi và học hỏi ạ.

Kính,
Nguyên Chiếu.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83

Dĩ nhiên, Được Niệm Phật Tam Muội vẫn chưa phải là Niết Bàn Phật, nhưng là đến được cửa rồi vậy. (từ đó sẽ tiến thêm)

Mến.

Kính thưa Thầy ViênQuang,

Đến được cửa Phật là phải có hành trình như trên, vậy thì muốn vào bên trong chánh điện thì một người Phật tử phải cần có thêm điều kiện gì ạ ?

Mong Thầy vì Con và Đaị Chúng mà giảng giải giúp ạ.

Kính,
Nguyên Chiếu.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113

Đến được cửa Phật là phải có hành trình như trên, vậy thì muốn vào bên trong chánh điện thì một người Phật tử phải cần có thêm điều kiện gì ạ ?

Nguyên Chiếu.

* Kiến Tánh thành Phật.

Kính thưa ĐH Nguyên Chiếu:

Trong Sáu Cửa Vào Động Thiếu Thất, Tổ Đạt Ma nói về lý do người tu Phật cần Thấy Tánh:

- “ Nếu muốn tìm Phật hãy cần Thấy Tánh. Tánh tức là Phật.
- Nếu chẳng Thấy Tánh thì chay lạt giữ Giới đều vô ích cả.
- Kẻ mê mặc sức múa máy theo người, phút chốc đọa sanh tử. Đó là những người không Thấy Tánh xưng càn là Phật. Hạng chúng sanh ấy phạm tội lớn, phỉnh gạt tất cả chúng sanh, đưa vào vòng ma giới.
- Nếu không Thấy Tánh thì dầu giỏi nói Mười hai bộ Kinh vẫn là ma nói. Đó là hạng bà con của ma, chẳng phải học trò của nhà Phật”.
- Nếu Thấy Tánh tức là Phật. Không Thấy Tánh tức là chúng sanh.
- Lại hỏi: Nếu không Thấy Tánh thì niệm Phật, tụng kinh, Bố thí, giữ Giới, tinh tiến, rộng ban điều phước lợi có thành Phật được không?
- Đáp: Không được.
- Lại hỏi: Sao không được?
- Đáp: Nếu có chút pháp nào chứng được thì đó là pháp hữu vi – pháp Nhân Quả, pháp thọ báo, pháp luân hồi. Không rõ lẽ sống chết đời nào thành Phật Đạo.
- Nếu không Thấy Tánh thì nói gì về Nhân Quả vẫn chỉ là pháp ngoại đạo.
- Nếu không Thấy Tánh mà thành được Phật đạo không đâu có được.
- Thấy thẳng Tánh mình thì gọi là Thiền.
- Dầu có nói được ngàn kinh muôn luận mà không Thấy Tánh thì vẫn là phàm phu, chẳng phải là pháp Phật.
- Chỉ cần THẤY TÁNH thì dầu không biết một chữ vẫn được đạo.
- THẤY TÁNH tức là Phật
- Nếu Thấy được Tánh mình thì chẳng cần đọc kinh, niệm Phật.
- Nếu thấy Tâm mình là Phật thì không cần cắt tóc cạo râu. Hàng áo trắng vẫn là Phật.
- Nếu không Thấy Tánh, cắt tóc cạo râu vẫn là ngoại đạo
- Nếu Thấy Tánh, chiên đà la cũng thành Phật
- Phật sau chỉ nói Thấy Tánh
- Tánh tức là tâm
- Tâm tức là Phật
- Nếu không Thấy Tánh lại nói càn là “ta được quả chánh đẳng chánh giác” ấy là kẻ đại tội.


+ Phương tiện để thấy Tánh là phải xuất gia.

Thế nào là xuất gia ?

Ngộ Tánh Luận dạy:

* Tham thiên về Vật chất, đại diện là cõi Dục.

* Sân thiên về tình cảm, đại diện là cõi Sắc.

* Si thiên về tư tưởng, đại diện là cõi Vô Sắc.

+ Người tu gọi là xuất gia là ra khỏi 3 cõi này, nghĩa là không trú vào vật chất, không trú vào tình cảm, không trú vào các thứ tư tưởng mê lầm. Nếu còn sanh tâm tham, sân, si là liền đi vào 3 cõi
http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?27422-Tư-duy-về-Ngộ-Tánh-Luận./page20

Tánh luận dạy:

" chẳng khởi vọng tưởng là Niết Bàn"

Vâng ! Vọng tưởng từ trong 3 cõi mà sanh. Muốn không khởi vọng tưởng thì xuất gia (như trên), tức đắc Niết Bàn. (đó là vào trong Chánh điện)

Tóc vừa cạo, tơ lòng đoạn phủi,
Cuốn sổ đời tên tuổi đã bôi.
Nợ trần ngày ấy dứt rồi,
Tây phương ngày ấy, một ngôi sẵn dành.
Kể ngày ấy vãng sanh xứ Phật,
Học đạo mầu nhiệm mật huyền vi.
Làm Tăng, ôm Bát, đắp Y,
Vâng hành Pháp báu giữ trì giới nghiêm.
Năng nghiên cứu xét tìm chân lý,
Gắng tham thiền tuệ trí phát sanh.
Sáng tâm tỏ tánh rành rành,
Tinh chuyên nhập đinh đắc thành thần thông.
Màn huyền bí bên trong hé mở,
Máy nhiệm mầu tỏ lộ lần ra.
Rõ ràng đạo quả đâu xa,
Chân tu thành Phật, Phật là người tu."


55286007-1268647630-chuyen-la--4-.jpg

Mến.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83


* Kiến Tánh thành Phật.

Kính thưa ĐH Nguyên Chiếu:

Trong Sáu Cửa Vào Động Thiếu Thất, Tổ Đạt Ma nói về lý do người tu Phật cần Thấy Tánh:


+ Phương tiện để thấy Tánh là phải xuất gia.


+ Người tu gọi là xuất gia là ra khỏi 3 cõi này, nghĩa là không trú vào vật chất, không trú vào tình cảm, không trú vào các thứ tư tưởng mê lầm. Nếu còn sanh tâm tham, sân, si là liền đi vào 3 cõi
http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?27422-Tư-duy-về-Ngộ-Tánh-Luận./page20

.

Cám ơn Thầy đã giảng giải tận tình,

Theo lời Thầy con hiểu rằng, nếu muốn vào được Chánh Điện ( Thành Phật ) thì con đường ngắn nhất là ly dục tức là xuất gia. Là một người Cư sĩ tại gia, một phần đạo một phần đời thì con đường vào Chánh Điện sẽ rất dài. Như vậy, là một bậc xuất gia Thầy có thể chỉ giúp cho hàng Cư sĩ phương pháp tu học nào mà người Cư sĩ thực hành để vào trong Chánh điện trong thời gian ngắn nhất có thể.

Mong Thầy vì Con và Đại chúng mà giảng giải giúp ạ .

Kính,
Nguyên Chiếu.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113

Theo lời Thầy con hiểu rằng, nếu muốn vào được Chánh Điện ( Thành Phật ) thì con đường ngắn nhất là ly dục tức là xuất gia. Là một người Cư sĩ tại gia, một phần đạo một phần đời thì con đường vào Chánh Điện sẽ rất dài. Như vậy, là một bậc xuất gia Thầy có thể chỉ giúp cho hàng Cư sĩ phương pháp tu học nào mà người Cư sĩ thực hành để vào trong Chánh điện trong thời gian ngắn nhất có thể.

Kính,
Nguyên Chiếu.

* Tài Pháp vô sai biệt.

Kính thưa ĐH Nguyên Chiếu:

* Lợi thế của người xuất gia, là có nhiều điều kiện tốt để nghiêng tầm kinh điển.- Đó là pháp phẩm nuôi lớn Pháp Thân - Huệ Mạng.

* lợi thế của người cư sĩ tại gia là có nhiều điều kiện tốt là vật phẩm thế gian.- để nuôi sống sắc thân - thọ mạng.

Nếu cả hai bổ sung lẫn nhau, thì hai bên đều được tăng ích. Thế - xuất thế

Ở:

THỰC TẬP LUẬT NGHI HẰNG NGÀY (CHO NGƯỜI MỚI TU)
có lời dạy:

Tài pháp nhị thí
Đẳng vô sai biệt
Đàn ba-la-mật
Cụ túc viên mãn


Tại gia cúng dường phẩm vật
Xuất gia ban tặng pháp mầu
Cả hai đủ đầy, chẳng khác
Thí ba-la-mật, bằng nhau


bat-com-cung-duong.jpg


"Hạnh phúc thay, đức Phật giáng sinh
Hạnh phúc thay, giáo pháp cao minh
Hạnh phúc thay, chúng Tăng hòa hợp
Hạnh phúc thay, tứ chúng đồng tu".

(Pháp Cú 194)
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Con cám ơn Thầy đã giảng giải tận tình, Con xin cúi đầu đảnh lễ.

Kính,
Nguyên Chiếu.
 
N

Như Hương

Guest
hỏi về Phật học

con kính thưa thầy!
gia cấp cùng đinh (paria) là gì thế?
con biết xuất gia mới đến đc quả phật. nhưng nghiệp còn đó thì phải trả. nếu mình rứt áo xuất gia có tội gì không?
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
con kính thưa thầy!
gia cấp cùng đinh (paria) là gì thế?
con biết xuất gia mới đến đc quả phật. nhưng nghiệp còn đó thì phải trả. nếu mình rứt áo xuất gia có tội gì không?

* Trong xả hội Ấn Độ cổ. Con người được chia thành 5 gia cấp:


Thứ tự của các hạng người trong xã hội Ấn Độ [1]:

1. Bà-la-môn (Brahman) gồm những Giáo sĩ, những người giữ quyền thống trị tinh thần, phụ trách về lễ nghi, cúng bái. Họ tự nhận mình là hạng cao thượng, sinh từ miệng Phạm Thiên (Brahma) thay Phạm Thiên cầm cương lãnh đạo tinh thần dân tộc, nên có quyền ưu tiên được tôn kính, và an hưởng cuộc đời sung sướng nhất.

2. Sát-đế-ly (Kshastriya) là hàng vua chúa quý phái, tự cho mình sinh từ cánh tay Phạm Thiên, thay mặt cho Phạm Thiên nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng.

3. Vệ-Xa (Vaisya) là nhữnh hàng thương gia chủ điền, tin mình sinh ra từ bắp vế Phạm Thiên, có nhiệm vụ đảm đương về kinh tế trong nước (mua bán, trồng trọt, thu hoa lợi cho quốc gia).

4.Thu-Đà-La (Soudra) là hàng tiện dân, nô lệ tin mình sinh từ gót chân Phạm Thiên, nên thủ phận làm khổ sai suốt đời cho các giai cấp trên.

5. Ba-ri-a (Pariah) giống người cùng khổ, bị coi như sống ngoài lề xã hội loài người, bị các giai cấp trên đối xử như thú vật, vô cùng khổ nhục, tối tăm.

theo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Bà-la-môn

* Còn việc xuất gia, là phải có căn tu, phải có ý chí quyết liệt thoát ly ra khỏi trần duyên, nên đây là việc tự quyết định của mỗi người, nó không tạo thành tội lỗi. Ví như đứa trẻ, tự mình quyết định theo mẹ đến trường đi học mẫu giáo, tuy rằng quyến luyến, nhưng sẽ nên thân.

Mến
.
 
N

Như Hương

Guest
hỏi về Phật học

con NHƯ HƯƠNG kính bạch thầy Viên Quang cho phép con hỏi:
- Nếu Thấy được Tánh mình thì chẳng cần đọc kinh, niệm Phật.
- Nếu thấy Tâm mình là Phật thì không cần cắt tóc cạo râu. Hàng áo trắng vẫn là Phật.[/COLOR]
vậy nhiều người lại xuất gia để làm gì?
nếu các vị xuất gia mắc nghiệp cũng vướng vào chuyện đời thì nguoi dời goi là sao? có phải các vị tiếp tuc trả nợ trần và cứ tu tiếp k cho den khi tâm tịnh, theo con hiểu là thế. giong y thay co bai viet: neu nguoi xuat gia tam k tịnh thi van bi cuon vao 3 cõi.
- khi dục vọng khởi lên con luôn niệm phật. nhưng k hiểu dục vọng o dau mà lắm thế, cứ theo con nguoi the k biết. con phai làm sao cho hết.
con mong thầy giải đáp.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Trả lời Như Hương.

Như Hương mến.

Các câu hỏi của Bạn. VQ sẽ chia làm 4 câu, và sẽ lần lượt trả lời.

1/- Nếu Thấy được Tánh mình thì chẳng cần đọc kinh, niệm Phật.

2/- Nếu thấy Tâm mình là Phật thì không cần cắt tóc cạo râu. Hàng áo trắng vẫn là Phật. vậy nhiều người lại xuất gia để làm gì?

3/. nếu các vị xuất gia mắc nghiệp cũng vướng vào chuyện đời thì nguoi dời goi là sao? có phải các vị tiếp tuc trả nợ trần và cứ tu tiếp k cho den khi tâm tịnh, theo con hiểu là thế. giong y thay co bai viet: neu nguoi xuat gia tam k tịnh thi van bi cuon vao 3 cõi.

4/- khi dục vọng khởi lên con luôn niệm phật. nhưng k hiểu dục vọng o đâu mà lắm thế, cứ theo con nguoi thế không biết. con phải làm sao cho hết.

Bạn đồng ý chứ ?
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Hỏi:1/- Nếu Thấy được Tánh mình thì chẳng cần đọc kinh, niệm Phật ?

Đáp:

Ở kinh Pháp Bảo Đàn dạy:

"trước đức Phật Oai Âm Vương thì được, còn sau đức Phật Oai Âm Vương thì không được, không thầy mà tự ngộ là thiên nhiên ngoại đạo.

Bởi vì theo kinh nói ở thế gian chúng ta, tức là thế giới Ta-bà này, đức Phật đầu tiên là Phật Oai Âm Vương, trước Ngài thì chưa có đức Phật nào hết.

Nếu chưa có Phật, không thầy mà tự ngộ thì được, nếu có Phật rồi mà ngộ thì phải có thầy."


Cho nên nay là đang thời kỳ hóa độ của Phật thích Ca Mâu Ni, nếu không nương theo Thầy tổ, kinh sách thì không thể thấy tánh được. Mà nếu có thấy thì đó là tà ma ngoại đạo chứ không phải là đệ tử Phật.

Vả lại, người thấy Tánh sao lại sợ đọc kinh, niệm Phật ?

Trong kinh Bát Nhã đức Phật dạy, chư Bồ tát tuy đã thấy được Thật Tướng (thấy tánh) rồi , nhưng phải thường hầu gần đức Phật để nghe pháp, huống chi chúng ta là phàm phu. ví như đứa trẻ tuy mới dứt sửa mẹ, nhưng phải thường gần mẹ hiền để học hỏi cách tự sinh sống.

Do đó câu nói trên là không đúng theo tinh thần quy y Tam Bảo của người Phật tử.

mến.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Gửi bạn Vấn Đạo, trong khuôn khổ chủ đề này không thể nói hết được. Khi nào có một chủ đề riêng VNBN sẽ nói đầy đủ.

Bạn mắc lỗi cắt xén Kinh văn, làm sai lệch nghĩa so với trọn ý Phật muốn hướng đến.

Chẳng hạn,
"Này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường ? Bạch Thế Tôn, vô thường. Cái gì vô thường là khổ hay lạc ? Bạch Thế Tôn, khổ...
Bạn đã bỏ đi khúc cuối mà ở đó là lời Phật dạy chốt lại cho các đệ tử!

Những lời VNBN là bác bỏ ý của bạn, chứ chưa hề khẳng định những vế ngược lại. Xem kỹ lại sẽ thấy.

Kính chào!
 

Ngọc Hoa

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
23
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Hỏi về thân Trung Ấm

Thưa Thầy ! Lâu nay Thầy có khỏe không .

Thấy bài viết của Thầy lên đều đặn , con cũng cảm nhận là chắc Thầy khỏe . Kính chúc Thầy bình an

Thưa Thầy ! Thân trung ấm có phải là linh hồn của người chết từ ngày đầu và có thể kéo dài trong 49 ngày không Thầy ?

Con chỉ hỏi vậy , không dám làm phiền thầy phải giải thích cho con ngay mà sẽ có dịp khác vì con biết Thầy rất bận .

Con xin Cảm ơn Thầy . Kính !
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Trả lời cô Ngọc Hoa

* " Linh Hồn " là một thuật ngữ, mà rất nhiều Tôn giáo sử dụng.

+ Đối với các đạo khác. Người ta cho rằng: linh Hồn là do "đấng tạo hóa" tạo ra, tính chất của Linh hồn là còn mãi (đời đời), riêng biệt, khi chết thì thoát ra khỏi xác, khi tái sanh thì chung vào thân xác (như con chim ra vào cái lồng), và chỉ chịu sự chi phối của đấng Tạo hóa ....

+ Đối với cái nhìn của Phật giáo.- tuy không phủ nhận "Linh hồn", nhưng nó có sự có giả tạm, biến ảo, không thật như bóng trong gương, như trăng dưới nước. nó hình thành và tồn tại là do Chơn (như) vọng (tưởng) hòa hiệp, tức là do Tâm thức, nghiệp (nhân quả),và Vô minh. (*)

+ Thường thì quý Thầy dùng từ ngữ thần thức, nghiệp thức, Vong hồn, Trung ấm để chỉ cho khái niệm này (*).

* Thân Trung Ấm, là bóng dáng của "Tâm" cộng với thức tâm của người mới chết còn lưu trong khoảng 1 thời gian (49 ngày). Trong khoảng thời gian này, nếu người thân tạo được phước, tụng kinh, hoặc có sức chú nguyện của quý Thầy, thì Vong linh (trung ấm) có thể được hướng tâm vào các cảnh giới tốt đẹp, mà thọ thân hậu ấm (đầu thai) phước báu trang nghiêm.


Cô có thể tìm hiểu thêm về Trung Ấm ở đường link này:

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?29831-Thân-Trung-Ấm.

Kính
 

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Gửi bạn Vấn Đạo, trong khuôn khổ chủ đề này không thể nói hết được. Khi nào có một chủ đề riêng VNBN sẽ nói đầy đủ.

Bạn mắc lỗi cắt xén Kinh văn, làm sai lệch nghĩa so với trọn ý Phật muốn hướng đến.

Chẳng hạn,
Bạn đã bỏ đi khúc cuối mà ở đó là lời Phật dạy chốt lại cho các đệ tử!

Những lời VNBN là bác bỏ ý của bạn, chứ chưa hề khẳng định những vế ngược lại. Xem kỹ lại sẽ thấy.

Kính chào!

<img class="irc_mi" style="margin-top: 94px;" src="http://www.nammothay.com/wp-content/uploads/2015/08/nam-mo-thay-con-luon-danh-de-con-gi.jpg" width="300" height="205">
 

Ngọc Hoa

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
23
Điểm tương tác
2
Điểm
3
* " Linh Hồn " là một thuật ngữ, mà rất nhiều Tôn giáo sử dụng......

+ Thường thì quý Thầy dùng từ ngữ thần thức, nghiệp thức, Vong hồn, Trung ấm để chỉ cho khái niệm này (*).


Như vậy thì : thần thức , nghiệp thức , vong hồn hay trung ấm có ngã không thưa Thầy ? Xin lỗi , con lại làm phiền Thầy lần nữa ạ
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Như vậy thì : thần thức , nghiệp thức , vong hồn hay trung ấm có ngã không thưa Thầy ? Xin lỗi , con lại làm phiền Thầy lần nữa ạ

Kính thưa cô Ngọc Hoa.

Thân trung ấm là huyễn ngã đó. Vì sao ? Vì nó là do Chơn Ngã (Như) cộng với nghiệp thức đời vừa rồi, mà có được.

+ Gọi là huyễn ngã.- Vì nó biến ảo, vô thường, sẽ theo nghiệp lành hay dữ mà huyễn hiện ra một huyễn ngã khác (ở đời sau). Nhưng nó không thể rời Như mà có được (nên vẫn có sự liên đới với đời trước, thí dụ như: có những người vừa gặp ta đã thương. vì cái duyên ở đời trước v.v...).

Kinh.

 

Ngọc Hoa

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
23
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Xin cảm ơn

Kính thưa cô Ngọc Hoa.

Thân trung ấm là huyễn ngã đó. Vì sao ? Vì nó là do Chơn Ngã (Như) cộng với nghiệp thức đời vừa rồi, mà có được.

+ Gọi là huyễn ngã.- Vì nó biến ảo, vô thường, sẽ theo nghiệp lành hay dữ mà huyễn hiện ra một huyễn ngã khác (ở đời sau). Nhưng nó không thể rời Như mà có được (nên vẫn có sự liên đới với đời trước, thí dụ như: có những người vừa gặp ta đã thương. vì cái duyên ở đời trước v.v...).

Kinh.


Thưa thầy ! Con đã hiểu được chút ít : thân trung ấm là huyễn ngã .Nhưng nó không rời Như mà có được ... Từ đó con rút ra một điều cho mình là : thân trung ấm theo nghiệp do mình tạo ra.

Kính
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Lục tức Phật

Lục tức Phật.

con NHƯ HƯƠNG kính bạch thầy Viên Quang cho phép con hỏi:

- Nếu thấy Tâm mình là Phật thì không cần cắt tóc cạo râu. Hàng áo trắng vẫn là Phật.
vậy nhiều người lại xuất gia để làm gì?

.
Ở tông Thiên Thai có dạy về Lục tức Phật:

SÁU TỨC PHẬT (lục tức Phật)

Đó là sáu hành vị (địa vị tu hành) của “Bồ-tát viên giáo” do tông Thiên thai thành lập. Theo kinh Hoa nghiêm, quá trình tu tập của hàng Bồ-tát gồm có 52 bậc: 10 bậc Tín, 10 bậc Trụ, 10 bậc Hạnh, 10 bậc Hồi hướng, 10 bậc Địa, bậc Đẳng giác, và bậc Diệu giác (tức quả Phật). Tông Thiên thai của Trung Quốc lấy đó làm “hành vị” (địa vị tu hành) của “Bồ-tát biệt giáo” (pháp môn riêng biệt của Bồ-tát, không cùng thông với Thanh văn và Duyên giác); lại lập ra sáu hành vị đặc biệt khác nữa cho “Bồ-tát viên giáo” (giáo lí viên đốn thượng thừa, không tiệm tiến như giáo lí biệt giáo), và phối hợp 52 bậc với 6 hành vị này, gọi là giáo lí “lục tức”. “Tức” tức là “tương tức” (tức là nhau); ở đây là tương tức với chân lí, thành một thể với chân lí, gồm có sáu giai đoạn, cho nên gọi là “lục tức”; lại tương tức với Phật, thành một thể với Phật, gọi là “lục tức Phật”.

1. Về lí, tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đều trụ nơi Phật tánh, cùng với Như Lai không hai, không khác, đều tức là Phật; đó gọi là “lí tức”, và cũng là “lý tức Phật” (Phật trên lí thuyết).

2. Có người nhờ nơi thiện tri thức, hoặc do xem kinh điển mà biết đến quả Bồ-đề chân thật, rồi bằng vào danh ngôn, khái niệm mà thông hiểu rõ ràng giáo nghĩa “tất cả các pháp đều là Phật pháp”; đó gọi là “danh tự tức”, và cũng là “danh tự tức Phật” (Phật ở danh từ mà thôi).

3. Người đã bằng vào danh tự, khái niệm mà thông hiểu tất cả các pháp đều là Phật pháp, tiến thêm một bước, y cứ nơi giáo pháp mà quán chiếu (quán), tu hành (hành), khiến cho tâm sáng tỏ, trí tuệ tương ưng với chân lí, quán và hành là một, lời nói và việc làm nhất trí; đó gọi là “quán hành tức”, và cũng là “quán hành tức Phật” (Phật ở giai đoạn đang còn tu tập).

4. Hành giả ở giai đoạn “quán hành tức” trên đây, càng tu tập chuyên tinh thì tâm càng tịch tĩnh, càng quán chiếu thâm sâu thì trí càng sáng tỏ, sáu căn thanh tịnh, đoạn trừ kiến tư hoặc, chế phục vô minh, tuy chưa thật chứng chân như, nhưng tợ hồ như thật chứng; đó gọi là “tương tợ tức”, và cũng là “tương tợ tức Phật” (tợ hồ như Phật). – Giáo lí viên giáo liệt giai đoạn này tương đương với địa vị Mười tín.

5. Từ đây, trải qua 41 bậc (Mười trụ, Mười hạnh, Mười hồi hướng, Mười địa, và Đẳng giác), còn 41 phẩm vô minh, Bồ-tát tuần tự đoạn trừ từng phẩm vô minh để chứng đắc từng phần thật tướng trung đạo; đó gọi là “phần chứng tức”, và cũng là “phần chứng tức Phật” (Phật từng phần).

6. Khi đã đạt đến bậc Đẳng giác, Bồ-tát đoạn trừ một phẩm vô minh cuối cùng là nguyên phẩm vô minh(1), hiển lộ tuệ giác rốt ráo, viên mãn, siêu việt, chứng nhập cực quả Diệu giác, tức địa vị Phật-đà; đó gọi là “cứu cánh tức”, và cũng là “cứu cánh tức Phật” (Phật toàn giác).


http://vnbet.vn/luoc-giai-nhung-phap-so-can-ban/sau-tuc-phat-4872.html

Vâng. Như vậy chẳng nhửng " Hàng áo trắng vẫn là Phật.", mà kể cả các loài bò, bay, máy, cựa cũng đều là Phật cả. - Nhưng chỉ là “lý tức Phật” (Phật trên lí thuyết). Còn gọi là Như Lai tại Triền (Như Lai còn bị ràng buộc).

Muốn tiến lên các hạnh vị :

+ “danh tự tức Phật” (Phật ở danh từ mà thôi).

+ “quán hành tức Phật” (Phật ở giai đoạn đang còn tu tập).

+ “tương tợ tức Phật” (tợ hồ như Phật)

+ “phần chứng tức Phật” (Phật từng phần).

+ “cứu cánh tức Phật” (Phật toàn giác).

Thì tất yếu phải xuất gia.

Xuất Gia là điều kiện CẦN để tiến lên “cứu cánh tức Phật” (Phật toàn giác).

Mến.

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên