KHÔNG

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
KHÔNG, cứ hiểu theo đúng nghĩa đen và đơn giản nhất là KHÔNG CÓ GÌ CẢ.

Tất nhiên khi nói như vậy thì chắc ai cũng liên tưởng và hình dung đến Hư không (Hư vô) nhưng Hư không thật ra cũng chỉ là 'Không tương đối' chứ không phải 'Không tuyệt đối'. Sở dĩ tôi tạm gọi là 'Không tương đối' vì nó chỉ là ý niệm 'Không' đối đãi với 'Có' (tương đối) mà ra. Xét cho cùng thì cái hư không đó cũng là CÓ theo nghĩa nào đó rồi (có thứ không có gì cả), tức là do có ý niệm về CÓ mới phát sinh ra ý niệm về KHÔNG, theo nghĩa 'cái này có do cái kia có'. Nói khác đi, do có cái gì đó nên mới có cái 'không có gì cả'. Để phân biệt, trong Phật giáo dùng từ Ngoan không ám chỉ cho cái 'không có gì cả' tương đối này, và dùng từ Chân không ám chỉ cho cái 'không có gì cả' tuyệt đối, trống rỗng, vắng bặt tất cả, không có đối đãi.

Theo Phật giáo, Chân không chính là nguồn gốc tạo ra vũ trụ. Trong các đạo giáo phương Đông, có đạo Lão và Kinh Dịch cũng cùng chung quan điểm này.

Theo lý lẽ thường tình thì mọi người cho rằng có một cái gì đó là nguyên nhân đầu tiên cho vạn vật. Bởi vì phải có thứ này mới sinh ra thứ kia, chứ không thể từ hư vô sinh ra được cái gì, bởi cái lẽ đơn giản dễ hiểu rằng từ Không (hư không) thì không thể sinh ra Có (vạn vật) và ngược lại, vạn vật thì không thể tự dưng biến mất thành hư không. Tuy nhiên, với Chân không thì lại khác. Chính vì tuyệt đối trống rỗng mới là nền tảng khởi sinh Có và Không (vạn vật và hư vô) đối đãi nhau.

Khoa học hiện đại đã làm sáng tỏ sự minh triết của các thánh nhân phương Đông. Khi loại bỏ gần như tất cả mọi thứ, tưởng như chỉ còn là hư không, bỗng nhiên các nhà khoa học lại phát hiện ra một điều kỳ lạ. Có hằng hà sa số những hạt 'ảo' sinh ra và mất đi liên tục ở nơi 'không có gì cả' đó. Tại sao lại có hiện tượng này? Trong thế giới lượng tử thì theo nguyên lý bất định Heisenberg, không thể xác định vị trí và vận tốc của một hạt cùng một lúc. Nếu là hư không thì sẽ xác định tại một vị trí nhất định có năng lượng bằng không, như vậy sẽ sai trái với nguyên lý bất định. Do đó ở bất kỳ nơi nào trong chân không, luôn xuất hiện những cặp hạt ảo có điện tích trái ngược nhau, sau đó chúng hủy diệt nhau. Sự thăng giáng lượng tử này luôn tạo sinh ra các hạt ảo. Sở dĩ gọi là hạt ảo vì chúng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn, chúng từ chân không xuất hiện và ngay sau đó biến mất, trở lại với chân không. Có giả thuyết cho rằng hạt ảo có thể là một vũ trụ. Gamov từng đưa ra giả thuyết về một đa vũ trụ, xuất hiện từ hư vô, khi cho rằng mỗi vũ trụ trong đó có năng lượng dương nhưng năng lượng liên kết giữa chúng là âm với giá trị bằng nhau. Do đó xét về tổng thể thì đa vũ trụ có năng lượng bằng không, tức là từ chỗ không có gì mà thành ra có tất cả, đây là bữa tiệc không mất tiền tối hậu. Tương truyền rằng khi Gamov trình bày giả thuyết của mình cho Einstein nghe, ông ta đang đi qua đường bỗng đứng sững lại vì ý tưởng quá độc đáo này, đến nỗi suýt bị xe tông.

Người đời vốn dĩ hay thắc mắc, trong số đó có thắc mắc rằng tại sao lại có mọi thứ trên đời mà không phải là không có gì cả. Đó là quan điểm chấp có cố hữu của con người. Họ không biết rằng mọi thứ tưởng rằng có thật ra là không (không có thật, vì là giả có) và ý niệm 'không có gì cả' hư vô thật ra là do ý niệm có kia mà thành. Giống như con gà và quả trứng: con gà đẻ ra quả trứng, quả trứng nở ra con gà.

Kinh dịch cho rằng Vô cực sinh ra Thái cực, tức là từ nơi không có đối đãi phát sinh ra đối đãi. Lão Tử cũng có nói: "Khi thiên hạ cho rằng Lành tức là Lành thì đã có cái chẳng Lành rồi", tức là khi xác định có Thiện thì đó là do có cái Ác sinh ra nó.

Trong phim Kungfu Panda có nói đến sự minh triết của phương Đông theo cách vừa hài hước vừa thâm thúy. Chú gấu trúc sau này có thú nhận rằng bí quyết gia truyền của món mì nhà làm là...không có bí quyết gì cả. Còn tinh hoa võ học khi được mở bọc ra thì thấy...không có gì trong đó.

Bồ tát Long Thọ (Nagarjuna), luận sư vĩ đại nhất của Phật giáo, có tóm gọn lại Chân lý tuyệt đối bằng một câu: "Tất cả đều là không, ngay cả không cũng là không nốt!"

Như thế đó, chính vì không có cả hư vô, chỉ là sự trống không tuyệt đối mới là nền tảng phát sinh và dung chứa cho hết thảy mọi thứ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

(1) TỨC KIẾN NHƯ LAI [smile]

(a) Như Lai Mật Nhân. “Như Lai” là danh hiệu đầu tiên trong mười danh hiệu chung của chư Phật; Như Lai tức là Phật. “Mật nhân” nghĩa là nguyên nhân sâu kín huyền nhiệm, đó tức là chân tâm tịch tĩnh, thanh tịnh, thường hằng. (Kinh Thủ Lăng Nghiêm)


(2) 85. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy,


---> Tỷ-kheo chú tâm, hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra. Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào. - Kinh Trường Bộ

---> tướng tự tâm sanh


3. phàm sở hữu tướng

giai thị hư vọng

nhược kiến chư tướng phi tướng

tức kiến NHƯ LAI - KINH KIM CANG

Tu Chứng Liễu Nghĩa. “Liễu nghĩa” có nghĩa là tiến thẳng tới chỗ rốt ráo cùng cực, đó là giải thoát trọn vẹn, niết bàn tuyệt đối, là quả vị Vô thượng Bồ đề, là Phật.

Nương vào chân tâm bất sinh diệt để tu hành --> tu mà không trước tướng, tu mà không tu, đó gọi là “tu liễu nghĩa”; chấm dứt sinh diệt, thể nhập thật tánh vạn hữu, giải thoát rốt ráo, đạt niết bàn tuyệt đối, gọi là “chứng liễu nghĩa”. Cả tu và chứng đều liễu nghĩa, gọi là “tu chứng liễu nghĩa”.


Sinh diệt .. là hiện tượng của tâm tướng [smile] ... biết các tướng tự tâm sinh .. tức là tri huyễn [smile] tức là thấy tiền kiếp .. biết túc mệnh... do đó .. trong quy trình tu hành của ông PHẬT .. cũng từ chính "tâm tịch tĩnh" chơn tâm đó .. mà ổng tới đủ cả TAM MINH LỤC THÔNG [smile]

nhược nhân dục liễu tri

tam giới nhứt thiết phật

ưng quán pháp giới tánh

nhứt thiết duy tâm tạo

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Chính sự phát hiện ra mối tương quan đối đãi, tương sinh tương diệt, đức Phật cũng như nhiều thánh nhân khác đã nhìn thấy cội nguồn của vạn pháp. Thập nhị nhân duyên chỉ là cách nói theo duy tâm, nhiều người vẫn hiểu sai về nó. Dù sao thì trong đó có hai chi Thức và Danh sắc là quan trọng nhất, nó biểu hiện cho mối quan hệ đối đãi nhau giữa Tâm và Vật. Trích lại đoạn mà ngài đã chứng ngộ ra điều đó:

“Ta nhớ thuở trước, khi chưa thành Chánh giác, một mình ở chỗ vắng, chuyên tinh Thiền định tư duy, khởi nghĩ như sau: Pháp gì có nên già, chết có? Duyên pháp gì nên già, chết có? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Vì có sanh nên có già, chết. Duyên sanh nên có già, chết. Cũng như vậy, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, lục nhập, danh sắc.

Pháp gì có nên danh sắc có? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Vì có thức nên có danh sắc. Duyên thức nên có danh sắc. Khi Ta tư duy đều biết ngang thức mà lui không thể vượt qua nó. Nghĩa là duyên thức có danh sắc, duyên danh sắc có lục nhập, duyên lục nhập có xúc,..., duyên hữu có sanh, duyên sanh có lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não. Như thế thuần là nguyên nhân của khổ uẩn.

Lớn thay nguyên nhân ấy! Thế là, với ta, chưa từng nghe pháp ấy mà sinh mắt, sinh trí, sinh tuệ, sinh sáng, sinh ánh sáng.

Làm thế nào không có già, chết? Cái gì diệt thời già, chết diệt? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Không sanh thời không già, chết. Sanh diệt thời già, chết diệt.

Làm thế nào có được không sanh, không hữu, không thủ, không ái, không thọ, không xúc, không lục nhập, không danh sắc, cho đến cái gì diệt thời danh sắc diệt?

Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Không có thức thời không có danh sắc. Thức diệt thời danh sắc diệt.

Làm thế nào để không có thức? Cái gì diệt thời thức diệt? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Không có danh sắc thời không có thức. Danh sắc diệt thời thức diệt.

Lúc đó Ta lại tự nghĩ, cái đạo mà Ta vừa ngộ có thể đạt được, tức là, danh sắc diệt thời thức diệt, thức diệt thời danh sắc diệt. Do danh sắc diệt mà lục nhập diệt, lục nhập diệt thời xúc diệt,..., sanh diệt thời già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não diệt. Như vậy là thuần diệt những khổ uẩn.

Lớn thay sự tiêu diệt ấy! Thế là, với ta, chưa từng nghe pháp ấy mà sinh mắt, sinh trí, sinh tuệ, sinh sáng, sinh ánh sáng. Điều này cũng giống như người bộ hành sau bao thuở lang thang trong cánh đồng hoang vắng rốt cuộc thấy một con đường cổ, con đường bao người trước đã đi qua. Ta bèn noi theo đó mà đi, và gặp làng mạc, cung điện, vườn tược, núi rừng, hồ sen, thành quách, và nhiều cảnh trí khác từng làm nơi an thân lập mệnh của bao người trước.”

(Tương Ưng Bộ, XII.65)

“Này Ananda, nếu có ai hỏi 'Danh sắc có duyên nào không?', hãy đáp: 'Có'. Nếu có hỏi: 'Danh sắc do duyên gì?' Hãy đáp: 'Danh sắc do duyên thức'.

Này Ananda, nếu có ai hỏi 'Thức có duyên nào không?', hãy đáp: 'Có'. Nếu có hỏi: 'Thức do duyên gì?' Hãy đáp: 'Thức do duyên danh sắc'”.

(kinh Đại Duyên, Trường Bộ Kinh)


Phật dùng hình tượng hai bó lau dựa vào nhau mà đứng vững:

“Ví như hai bó lau dựa vào nhau mà đứng. Cũng vậy, này Hiền giả, do duyên danh sắc, thức sanh khởi. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi. ... Này Hiền giả, nếu một bó lau được kéo qua (một bên), bó lau kia liền rơi xuống. Nếu bó lau kia được kéo qua (một bên), bó lau này được rơi xuống. Cũng vậy, này Hiền giả, do danh sắc diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. ...”

(Kinh Bó lau, Tương Ưng bộ, ii.112).


Sau này kinh Đại Thừa cũng nhắc lại hình ảnh này:

Phật bảo A-nan: “Căn và trần đồng một nguồn, cột và mở không phải hai, cái thức phân biệt là luống dối như hoa đốm giữa hư không. A-nan, nhân cái trần, mà phát ra cái biết của căn, nhân cái căn, mà có ra cái tưởng của trần, tướng phần sở kiến và kiến phần năng kiến đều không có tự tánh, như những hình cây lau gác vào nhau. Vậy nên nay ông chính nơi tri kiến, lập ra tướng tri kiến thì tức là gốc vô minh; chính nơi tri kiến, không có tướng tri kiến, thì đó là Vô lậu Chân tịnh Niết-bàn, làm sao trong ấy lại còn có vật gì khác.”

(Kinh Lăng Nghiêm tr 453-457 Tâm Minh dịch)


Còn nói về đạo giáo khác thì có Lão Tử cũng nói về sự đối đãi như sau:

Thiên hạ đều biết tốt là tốt,
Thì đã có xấu rồi.
Đều biết lành là lành,
Thì đã có cái chẳng lành rồi.

Bởi vậy
Có với không cùng sinh
Khó với dễ cùng thành
Cao với thấp cùng chiều
Giọng với tiếng cùng họa
Trước và sau cùng theo.

(Đạo đức kinh)


Bản thân doccoden, sau bao nhiêu năm tháng trầm tư mặc tưởng về nguồn gốc của vạn vật, đến khi đọc thấy câu nói của Trang Tử: "Đó có do đây có, đây có do đó có" thì chợt nhận thấy Chân không chính là nguyên cớ cho mọi sự.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

phải có tâm định tĩnh ... chân tâm .. mới tới được tam minh lục thông [smile]x x x x x

nói cho cùng là ông PHẬT là người có TÂM GIẢI THOÁT [smile] .. cho nên .. cụ thể đúng mô hình tâm học .. mô hình giải thoát ... và giải thích đúng cụ thể tâm giải thoát [smile] ... ví dụ dẫn chứng cụ thể là quan trọng [smile] x x x x

(1) CHỈ TÂM [smile] .. .bởi PHẬT đạo tu hành tại tâm


phật đạo tu hành tại tâm.. nên ... từ kinh PHẬT .. đến ... thiền tông .. đều chỉ tâm

trực chỉ chân tâm --> kiến tánh thành PHẬT

Lành thay A Nan! Thầy và đại chúng nên biết, tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay, tiếp nối lưu chuyển trong dòng sinh tử, đều do không nhận biết được thể tính trong sạch sáng suốt của chân tâm thừờng trú, mà chỉ sống hoàn toàn bằng vọng tưởng;
vì vọng tưởng là không chân thật, cho nên mới có luân hồi sinh tử- Kinh Thủ Lăng Nghiêm


người ta ai cũng sống với thân tâm của mình [smile] ... nhưng ông PHẬt lại gọi là VẬT ... và lại chỉ 1 chân tâm khác [smile]

chỉ TÂM - VẬT

và chỉ đủ phương pháp tập trung trên "TÂM"

không tập trung trên "VẬT" [smile]

Các thiện nam tử! Nhƣ Lai thường nói: Sắc pháp, tâm pháp, các tâm sở, các sở duyên, và các duyên(59) --> đều do tâm biến hiện.

Thân của quí vị, tâm của quí vị, --> đều là những vật hiện ra từ trong chân tâm nhiệm mầu sáng suốt.

Vì sao quí vị lại bỏ cái tâm tánh vốn tròn đầy, sáng suốt, nhiệm mầu, quí báu ấy,

mà nhận lấy cái mê lầm trong cái giác ngộ?




THỦ LĂNG NGHIÊM ĐẠI ĐỊNH --> CHÂN TÂM = PHẬT TÁNH [smile]


Thủ Lăng Nghiêm. Ba chữ này là phần chủ yếu trong đề kinh.
Chữ “thủ lăng” có nghĩa là tất cả đều rốt ráo; chữ “nghiêm” nghĩa là bền chắc.
“Thủ-lăng-nghiêm” là tên một loại định, và đó là loại định lực rốt ráo, kiên cố, bao trùm tất cả các loại định khác, chỉ có chư vị Bồ-tát ở các bậc Thập-địa, Đẳng-giác và Phật (Diệu-giác) mới đạt được; bởi vậy, nó được gọi là “đại định”, hay “đại căn bản định”.

Nó chính là chân tâm bản lai thanh tịnh, tịch tĩnh, thường hằng, không lay động, không tán loạn, không dời đổi, ---> cho nên cũng được gọi là “Phật tánh”.


ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Đức Phật là người đã giác ngộ, tức là một người bình thường nhưng đã ngộ ra chân lý tuyệt đối chứ không còn bị mê mờ nữa. Chỉ có vậy thôi. Vì từ 'giác ngộ' có nghĩa là tỉnh giác, ngộ ra điều gì đó.

Ngài không phải là thần thánh, đắc thần thông này nọ. Câu chuyện về đức Phật khi thành đạo đã chứng đắc tam minh, lục thông chỉ là sự thêu dệt, thần thánh hóa để cạnh tranh với Ấn Độ giáo. Phật đã từng cười nhạo về cái gọi là thần thông, khi nghe nói có người biết phi hành qua mặt nước. Ngài cho rằng chỉ tốn vài xu cho người lái đò đưa mình qua sông, việc gì phải bỏ công sức mấy chục năm trời chỉ để làm được điều đó.

Nói về thần thông của Phật, chẳng hạn Túc mệnh thông, là khả năng có thể biết được vô số kiếp trước của mình và mọi người. Điều này là sai với giáo lý của Phật, vì ngài cho rằng sau khi chết thì ngũ uẩn bị hoại diệt, do đó ký ức cũng bị hoại diệt. Mà không có ký ức để lưu giữ những thông tin của kiếp trước thì không thể có cái gọi là Túc mệnh thông.

Có người cho rằng người giác ngộ là người không biết sợ hãi trước bất cứ điều gì, có tư cách đạo đức rất tốt, chẳng hạn như rất khiêm nhường lịch thiệp, không ngã mạn, v,v...Họ quên mất rằng rất nhiều người có những tính cách đó, chẳng hạn bọn khủng bố ôm bom tự sát mà không sợ chết, một vị tu sĩ đức cao vọng trọng...nhưng đều không phải là người giác ngộ. Sở dĩ người ta hay tin tưởng như vậy là vì khi kính trọng một người nào đó đến mức độ cuồng tín thì người đó luôn được lý tưởng hóa. Cũng giống như một đứa học trò kính trọng thầy giáo của mình đến mức nghĩ rằng ông ấy không bao giờ chửi thề hay phun nước miếng.

Phật giáo cũng như nhiều tôn giáo khác ở phương Đông, thoạt tiên là triết lý nhưng sau đó biến tướng ra thành tôn giáo cho khế hợp với xã hội con người. Bởi vì phần lớn dân chúng ngu muội, thích thờ phụng mà ra.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A hahahah .. A ahhahahahah ... cuối cùng .. cũng tới chỗ DOCCODEN hông hiểu rùi [smile] (bởi vì lần trước .. .nhiều người cũng thấy chỗ hở này của Doccoden) (smile]

Nói về thần thông của Phật, chẳng hạn Túc mệnh thông, là khả năng có thể biết được vô số kiếp trước của mình và mọi người. Điều này là sai với giáo lý của Phật, vì ngài cho rằng sau khi chết thì ngũ uẩn bị hoại diệt, do đó ký ức cũng bị hoại diệt. Mà không có ký ức để lưu giữ những thông tin của kiếp trước thì không thể có cái gọi là Túc mệnh thông.


Ha hahahahah ...

(2) 85. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy,

---> Tỷ-kheo chú tâm, hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra. Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào. - Kinh Trường Bộ

vây ... khi cái thân được tạo nên đó hoại diệt ... tan rã [smile] .. tức là không còn sự tựa ỷ .. chú tâm ý thức vào nó nữa thôi [smile]

bởi vì NGÃ = tự tại ..được toàn quyền quết định mà [smile]

cho nên ... hổng có nghĩa là QUÊN ĐI .. MẤT ĐI đâu ... bởi vì đó .. hiện tượng giác ngộ .. nên miêu tả là

- KHÔNG LẦM NHÂN QUẢ thì đúng với nhận thức của ông PHẬT hơn [smile]



93. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy,

Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm ---> đến túc mạng minh.

Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ,


  • như một đời,
  • hai đời,
  • ba đời,
  • bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp.

Vị ấy nhớ rằng: Tại chỗ kia ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, ---> tuổi thọ đến mức như thế này.

Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này.

Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây”. Như vậy Tỷ-kheo nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết - Kinh Trường Bộ

chân lý phải là cụ thể .. thì cụ thể phải là rõ ràng chứ [smile] x x x x x

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Thiền định là cách nói chung, là cách thức tĩnh tâm để tập trung năng lực tinh thần mà quán sát tư duy. Không phải là ngồi đồng một chỗ giống như cục đá, không nghĩ ngợi gì mà đắc đạo. Do đó phải Thiền quán. Trong đoạn trích kinh ở trên có nói rõ:

“Ta nhớ thuở trước, khi chưa thành Chánh giác, một mình ở chỗ vắng, chuyên tinh Thiền định tư duy, khởi nghĩ như sau: ..."

Không nên thần bí hóa vấn đề Thiền (meditation) và cũng không nên thần thánh hóa đức Phật, vì một người như vậy sẽ tự bít lối đi cho mình cũng như không còn nhìn thấy ai khác đã từng giác ngộ giống như Phật (vì sự thật làm gì có điều đó)

Chúng ta có thể dùng mọi phương tiện để đạt được mục đích, vì đường nào cũng về La Mã.

Có hai đường lối quán Không. Một lối là thể nhập trực tiếp tánh Không không thông qua phân tích bằng luận lý và ngôn ngữ. Đó là pháp hành thâm Bát nhã hay pháp chiếu kiến ngũ uẩn giai không của Quán Tự Tại Bồ tát nói đến trong phần mở đầu Tâm kinh. Theo lối thể không quán này, hành giả không quán sát ngoại giới và nội tâm nên thường khi năng lực duy trì tịnh chỉ bị suy giảm, niềm xác tính sẽ trở nên mơ hồ và tình nghi hoặc sẽ sinh khởi.

Lối thứ hai gọi là tích không quán, tức là dùng quán sát và phân tích để thấy các pháp không tự có mà là do nhân duyên hòa hợp mới có, nghĩa là hiện hữu không có tự tánh. Tâm kinh mô tả pháp này trong mấy câu: “Xá lợi tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; Sắc tức thị không, không tức thị sắc; Thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.” Thường người ta nghi ngờ làm sao có thể dùng phân tích và lý luận mà thấu triệt được tánh Không hay Vô phân biệt trí theo lối tích không quán, vì nhân và quả không cùng bản tính. Theo Bảo Tích kinh (Ratnakùta Sùtra) đức Phật đánh tan sự nghi ngờ này trong lời giảng dạy tu sĩ Kashyapa:

“Này Kashyapa, thí dụ, ông cọ xát hai que củi với nhau làm sinh ra lửa và hai que củi ấy cũng bị thiêu rụi ngay trong tiến trình sinh lửa. Cũng như thế, này Kashyapa, vọng tưởng phân biệt đích thực làm phát sinh năng lực thành đạt trí Bát nhã và trí Bát nhã chứng ngộ tức thì tiêu diệt vọng tưởng phân biệt đích thực.”


Tìm hiểu Trung Luận - Nhận Thức và Không Tánh (Phần II)

Trước đây tình cờ tôi có quen một người trên internet, mà sau này tôi mới hiểu ra người đó đã giác ngộ. Anh ta theo Thiền tông. Lúc đó tôi nói rằng mình thích duy lý, yêu khoa học và hỏi rằng khoa học có thể tìm ra chân lý tối hậu hay không. Anh ta nói rằng có thể, nhưng còn lâu lắm. Còn về tranh cãi giữa duy tâm và duy vật, anh ta nói rằng điều đó sẽ kéo dãi mãi mãi. Hm...quả đúng như vậy, vì mỗi người đều nhìn thấy đúng ở góc độ của mình chứ không bao quát hết toàn thể, cứ như người mù sờ voi. Lúc đó có thiền sư Thích Nhất Hạnh về Việt Nam, tôi hỏi anh ta có tới nghe không. Anh ta nói tới làm gì, toàn là nói mấy chuyện 'tầm phào' mà thôi. Hí hí.
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A hahahahahaha ... A hahahahahahah

85. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy,

---> Tỷ-kheo chú tâm, hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra.

Vị ấy tạo một thân khác ---> từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào. - Kinh Trường Bộ

có nhiều khi .. sống chết xảy ra trong tâm [smile] ... người ta chết đi .. rùi sống lại ..

vẫn nhớ .. mà còn nhớ rõ ràng nữa [smile] .. .chỉ là hông biết chân tâm thường trụ .. nên hỏng cho rằng: đó là TÚC MẠNG MINH thôi [smile]




... thí dụ .. chúng ta nhìn thấy những điều đó trong thơ ca .. .. bài hát .. để miêu tả 1 trường hợp cái chết của nhiều người .. triệu triệu người mà người ta vẫn nhớ nhé [smile]

sau thay đổi chế đô 1975, nhiều người chết tâm [smile] .. ra đi khỏi VIỆT NAM


(1) TA VẪN NHỚ TRƯỚC SAU ĐỜI TA --> LÀM SAO mà QUÊN ĐƯỢC ? [smile]


Ngày nào Việt Nam tang tóc, ---> đời ta chim xa bầy

- Nặng nề xoải đôi cánh bay --> thiên đường càng xa vời quá.

- Là thời thuyền ghe chết đuối, --> biển sóng gió tơi bời

- Nhận chìm đời không tiếng than --> ước mơ cuốn theo nghiệt oan

Suốt hai mươi năm qua, ta vẫn nhớ trước sau đời ta
Suốt hai mươi năm qua, ta vẫn nhớ trước sau đời ta

Bầu trời nghìn năm bao la, đời vẫn cứ lao tù.
Người vì tự do cứ đi, đi hoài dù không hề tới
Nhờ còn vòng tay nhân ái, ta mới đến bến bờ.
Gục đầu dằn nỗi đắng cay, cố dắt díu nhau về đây

Đã hai mươi năm qua, ---> rồi cuộc sống cũng đã nở hoa

Những bông hoa xinh tươi,
--> nở giữa chốn nhân ái bao la

Thanks America, for your open arms
Grand merci la France, pour vos bras ouverts
Thanks Australia, for you open arms
Merci Canada, pour la liberté - Bước Chân Việt Nam, Trầm Tử Thiêng


A hahahahah ... làm sao mà quên được ? [smile]

làm sao mà quên được ? [smile] ... ta vẫn nhớ trước sau đời ta mà [smile]


người tu hành ... nương nơi CHÂN TÂM mà lãnh hội .. cho nên ... với sự tập trung vào TÂM ĐỊNH TĨNH, NHU NHUYỂN DỂ SỬ DỤNG [smile] ... 20 năm (chắc là tiệm tu) ... tu gì mà lâu quá [smile]

là với THÂN này ... Ý này .. tập trung tạo ra 1 thân khácc .. 1 ý khác ... do Ý TẠO NÊN [smile]



Ngày nào còn đầy ngơ ngác, từng tiếng nói xa lạ,
Nhìn đường phẳng phiu ngút xa, nghe lòng tủi thân từng bước.
Nhờ đời dạy năng lui tới, ---> thành mến phố quen đường.

Bạn bè vài mươi sắc dân
, nước riêng nhưng thân phận chung

** thấy năng, sở ... chưa ?? [smile] ... thấy ngã ái chấp tàng [smile] ... thấy kiến tạo được thân mới chưa ? [smile]

đúng chứ [smile]

đó là đại dụng của CHÂN TÂM THƯỜNG TRỤ đó [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,426
Điểm tương tác
172
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Thiền định là cách nói chung, là cách thức tĩnh tâm để tập trung năng lực tinh thần mà quán sát tư duy. Không phải là ngồi đồng một chỗ giống như cục đá, không nghĩ ngợi gì mà đắc đạo. Do đó phải Thiền quán. Trong đoạn trích kinh ở trên có nói rõ:

“Ta nhớ thuở trước, khi chưa thành Chánh giác, một mình ở chỗ vắng, chuyên tinh Thiền định tư duy, khởi nghĩ như sau: ..."

Không nên thần bí hóa vấn đề Thiền (meditation) và cũng không nên thần thánh hóa đức Phật, vì một người như vậy sẽ tự bít lối đi cho mình cũng như không còn nhìn thấy ai khác đã từng giác ngộ giống như Phật (vì sự thật làm gì có điều đó)

Chúng ta có thể dùng mọi phương tiện để đạt được mục đích, vì đường nào cũng về La Mã.

Có hai đường lối quán Không. Một lối là thể nhập trực tiếp tánh Không không thông qua phân tích bằng luận lý và ngôn ngữ. Đó là pháp hành thâm Bát nhã hay pháp chiếu kiến ngũ uẩn giai không của Quán Tự Tại Bồ tát nói đến trong phần mở đầu Tâm kinh. Theo lối thể không quán này, hành giả không quán sát ngoại giới và nội tâm nên thường khi năng lực duy trì tịnh chỉ bị suy giảm, niềm xác tính sẽ trở nên mơ hồ và tình nghi hoặc sẽ sinh khởi.

Lối thứ hai gọi là tích không quán, tức là dùng quán sát và phân tích để thấy các pháp không tự có mà là do nhân duyên hòa hợp mới có, nghĩa là hiện hữu không có tự tánh. Tâm kinh mô tả pháp này trong mấy câu: “Xá lợi tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; Sắc tức thị không, không tức thị sắc; Thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.” Thường người ta nghi ngờ làm sao có thể dùng phân tích và lý luận mà thấu triệt được tánh Không hay Vô phân biệt trí theo lối tích không quán, vì nhân và quả không cùng bản tính. Theo Bảo Tích kinh (Ratnakùta Sùtra) đức Phật đánh tan sự nghi ngờ này trong lời giảng dạy tu sĩ Kashyapa:

“Này Kashyapa, thí dụ, ông cọ xát hai que củi với nhau làm sinh ra lửa và hai que củi ấy cũng bị thiêu rụi ngay trong tiến trình sinh lửa. Cũng như thế, này Kashyapa, vọng tưởng phân biệt đích thực làm phát sinh năng lực thành đạt trí Bát nhã và trí Bát nhã chứng ngộ tức thì tiêu diệt vọng tưởng phân biệt đích thực.”
Nếu nói về BÁT NHÃ BA LA MẬT Mà Nói Thì THIỀN QUÁN Nhận Thức Theo Hai " LỐI" Trên Đều Không THỰC TẾ .
#-“Ta nhớ thuở trước, khi chưa thành Chánh giác, một mình ở chỗ vắng, chuyên tinh Thiền định tư duy, khởi nghĩ như sau: ..."

Đây Chỉ Là Ý Chỉ Khởi Đầu Đức Phật Thuyết Giảng Dùng CHÁNH TƯ DUY... Để Khởi đầu Vào THIỀN ĐỊNH...Trong Những KINH Sau Này Phật Đẫ XÁC QUYẾT :
KINH LĂNG GIÀ :
..."Lại đối với mỗi mỗi sự và tánh,phàm phu khởi vọng tưởng thì sanh phàm phu chủng tánh. Cái gọi là chủng tánh chẳng phải hữu sự,cũng chẳng phải vô sự. Đại Huệ ! Ngay sự mê hoặc chẳng vọng tưởng kia, những TÂM , Ý, Ý THỨC LỖI TẬP KHÍ, PHÁP TỰ TÁNH, PHÁP CHUYỂN BIẾN v v...CỦA BẬC THÁNH ĐỀU GỌI LÀ NHƯ, Cho nên nói NHƯ LÌA TÂM. Ta nói Câu Này Là Hiển Thị LÌA TƯỞNG, TỨC LÀ CÁI THUYẾT LÌA TẤT CẢ TƯ TƯỞNG . "...
Theo Mình Phật Thuyết Ý Kinh Văn Trên Là Vì : CHÂN THẬT QUÁN Thì TOÀN ĐỒ PHÁP GIỚI TÍNH Tương Tác TÁC ĐỘNG TỚI NHAU LIÊN TỤC KHÔNG NGỪNG NGHỈ Và BIẾN CHUYỂN LIÊN TỤC KHÔNG NGỪNG NGHỈ Với HIỆN TRANG ĐANG...TẠM TÁNH - TẠM TƯỚNG ( Do CÁC HIỆN TRẠNG KHÔNG CÓ TỰ CHỦ -KHÔNG CÓ TỰ TÁNH CỐ ĐỊNH Của RIÊNG MÌNH Vì Do DUYÊN HỢP )....Nên Mọi ĐỊNH DANH-ĐỊNH TƯỚNG-ĐỊNH TÁNH -ĐỊNH NGỮ -ĐỊNH NGHĨA (Do TƯ TƯỞNG Của Ý ,Ý THỨC -> VỌNG TƯỞNG )...Đều KHÔNG CHÂN THẬT = NHƯ= ĐÚNG NÓ ĐANG LÀ ..Vì Ngay Khi Thành Lập XÁC ĐỊNH-> Hiện Trạng ĐÃ BIẾN CHUYỂN ... Nên SỰ CHÂN THẬT --> KHÔNG THỂ NƯƠNG TỰA VÀO = Ý ,Ý THỨC, -TƯ TƯỞNG .

Một lối là thể nhập trực tiếp tánh Không không thông qua phân tích bằng luận lý và ngôn ngữ. Đó là pháp hành thâm Bát nhã hay pháp chiếu kiến ngũ uẩn giai không của Quán Tự Tại Bồ tát nói đến trong phần mở đầu Tâm kinh. Theo lối thể không quán này, hành giả không quán sát ngoại giới và nội tâm nên thường khi năng lực duy trì tịnh chỉ bị suy giảm, niềm xác tính sẽ trở nên mơ hồ và tình nghi hoặc sẽ sinh khởi.
Đây Không Thể Nói Là " KHÔNG QUÁN "!... Mà Là CHÂN THẬT QUÁN.
... Vì " CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG" Là Do NGŨ UẨN Được PHÁT SANH Bởi Ý , THỨC VỌNG TƯỞNG Nên LÌA NGŨ UẨN
...Mà BẰNG CÁC PHƯƠNG TIỆN : CĂN & THÂN ĐÃ ĐƯỢC THANH TỊNH HÓA ( DO CHÁNH TƯ DUY QUÁN PHÁT SANH ĐỊNH LỰC THIỀN ĐỊNH ĐỂ CÓ NĂNG LỰC =THẤY BIẾT =SẮC CHẤT Ở CẤU TẠO THỂ VI TẾ + SỰ NHẬY CẢM CỦA NGŨ UẨN VI TẾ =THẤU THỊ )...Mà QUÁN SÁT CHÂN THẬT THẤY MỌI HIỆN TRANG ĐANG...DIỄN RA ;...NHƯ THỊ....
-CÓ PHƯƠNG TIỆN TRỰC NHẬP- TRỰC GIÁC ---> Để THẤY ĐƯỢC ; NHƯ THỊ ...CHÂN THẬT Thì TƯ TƯỞNG Ỷ TỰA Vào Ý Ý THỨC VỌNG TƯỞNG MÊ LẦM ...MỚI TỰ LÌA BỎ -> Đưa Đến Những ỨNG SỬ Không Gây Rắc Rối Và Phát Sinh Rắc Rối
@-Và Khi Đã CÓ NHẬN THỨC CHÂN THỰC Và Ứng Sử Tương Ưng Với QUY LUẬT VẬN ĐỘNG CHÂN THẬT Của TOÀN PHÁP GIỚI TÍNH...THÌ THÂN & CĂN & KHÍ GIỚI Chuyển Đổi Theo TƯƠNG ƯNG, TƯƠNG TÁC = CÁC TỐ CHẤT VI TẾ CĂN & THÂN & KHÍ GIỚI Của CÁ THỂ Cũng CHUYỂN ĐỔI THEO TƯƠNG ƯNG -> Nên Có Các CÔNG NĂNG TƯƠNG ƯNG ---> KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN .
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Nếu nói về BÁT NHÃ BA LA MẬT Mà Nói Thì THIỀN QUÁN Nhận Thức Theo Hai " LỐI" Trên Đều Không THỰC TẾ .
#-“Ta nhớ thuở trước, khi chưa thành Chánh giác, một mình ở chỗ vắng, chuyên tinh Thiền định tư duy, khởi nghĩ như sau: ..."
Đây Chỉ Là Ý Chỉ Khởi Đầu Đức Phật Thuyết Giảng Dùng CHÁNH TƯ DUY... Để Khởi đầu Vào THIỀN ĐỊNH...Trong Những KINH Sau Này Phật Đẫ XÁC QUYẾT :
KINH LĂNG GIÀ :
..."Lại đối với mỗi mỗi sự và tánh,phàm phu khởi vọng tưởng thì sanh phàm phu chủng tánh. Cái gọi là chủng tánh chẳng phải hữu sự,cũng chẳng phải vô sự. Đại Huệ ! Ngay sự mê hoặc chẳng vọng tưởng kia, những TÂM , Ý, Ý THỨC LỖI TẬP KHÍ, PHÁP TỰ TÁNH, PHÁP CHUYỂN BIẾN v v...CỦA BẬC THÁNH ĐỀU GỌI LÀ NHƯ, Cho nên nói NHƯ LÌA TÂM. Ta nói Câu Này Là Hiển Thị LÌA TƯỞNG, TỨC LÀ CÁI THUYẾT LÌA TẤT CẢ TƯ TƯỞNG . "...
Theo Mình Phật Thuyết Ý Kinh Văn Trên Là Vì : CHÂN THẬT QUÁN Thì TOÀN ĐỒ PHÁP GIỚI TÍNH Tương Tác TÁC ĐỘNG TỚI NHAU LIÊN TỤC KHÔNG NGỪNG NGHỈ Và BIẾN CHUYỂN LIÊN TỤC KHÔNG NGỪNG NGHỈ Với HIỆN TRANG ĐANG...TẠM TÁNH - TẠM TƯỚNG ( Do CÁC HIỆN TRẠNG KHÔNG CÓ TỰ CHỦ -KHÔNG CÓ TỰ TÁNH CỐ ĐỊNH Của RIÊNG MÌNH Vì Do DUYÊN HỢP )....Nên Mọi ĐỊNH DANH-ĐỊNH TƯỚNG-ĐỊNH TÁNH -ĐỊNH NGỮ -ĐỊNH NGHĨA (Do TƯ TƯỞNG Của Ý ,Ý THỨC -> VỌNG TƯỞNG )...Đều KHÔNG CHÂN THẬT = NHƯ= ĐÚNG NÓ ĐANG LÀ ..Vì Ngay Khi Thành Lập XÁC ĐỊNH-> Hiện Trạng ĐÃ BIẾN CHUYỂN ... Nên SỰ CHÂN THẬT --> KHÔNG THỂ NƯƠNG TỰA VÀO = Ý ,Ý THỨC, -TƯ TƯỞNG .

Đây Không Thể Nói Là " KHÔNG QUÁN "!... Mà Là CHÂN THẬT QUÁN.

... Vì " CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG" Là Do NGŨ UẨN Được PHÁT SANH Bởi Ý , THỨC VỌNG TƯỞNG Nên LÌA NGŨ UẨN
...Mà BẰNG CÁC PHƯƠNG TIỆN : CĂN & THÂN ĐÃ ĐƯỢC THANH TỊNH HÓA ( DO CHÁNH TƯ DUY QUÁN PHÁT SANH ĐỊNH LỰC THIỀN ĐỊNH ĐỂ CÓ NĂNG LỰC =THẤY BIẾT =SẮC CHẤT Ở CẤU TẠO THỂ VI TẾ + SỰ NHẬY CẢM CỦA NGŨ UẨN VI TẾ =THẤU THỊ )...Mà QUÁN SÁT CHÂN THẬT THẤY MỌI HIỆN TRANG ĐANG...DIỄN RA ;...NHƯ THỊ....
-CÓ PHƯƠNG TIỆN TRỰC NHẬP- TRỰC GIÁC ---> Để THẤY ĐƯỢC ; NHƯ THỊ ...CHÂN THẬT Thì TƯ TƯỞNG Ỷ TỰA Vào Ý Ý THỨC VỌNG TƯỞNG MÊ LẦM ...MỚI TỰ LÌA BỎ -> Đưa Đến Những ỨNG SỬ Không Gây Rắc Rối Và Phát Sinh Rắc Rối
@-Và Khi Đã CÓ NHẬN THỨC CHÂN THỰC Và Ứng Sử Tương Ưng Với QUY LUẬT VẬN ĐỘNG CHÂN THẬT Của TOÀN PHÁP GIỚI TÍNH...THÌ THÂN & CĂN & KHÍ GIỚI Chuyển Đổi Theo TƯƠNG ƯNG, TƯƠNG TÁC = CÁC TỐ CHẤT VI TẾ CĂN & THÂN & KHÍ GIỚI Của CÁ THỂ Cũng CHUYỂN ĐỔI THEO TƯƠNG ƯNG -> Nên Có Các CÔNG NĂNG TƯƠNG ƯNG ---> KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN .

Mời bạn đọc lại kinh:

“Ta nhớ thuở trước, khi chưa thành Chánh giác, một mình ở chỗ vắng, chuyên tinh Thiền định tư duy, khởi nghĩ như sau: Pháp gì có nên già, chết có? Duyên pháp gì nên già, chết có? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Vì có sanh nên có già, chết. Duyên sanh nên có già, chết. Cũng như vậy, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, lục nhập, danh sắc.

Pháp gì có nên danh sắc có? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Vì có thức nên có danh sắc. Duyên thức nên có danh sắc. Khi Ta tư duy đều biết ngang thức mà lui không thể vượt qua nó. Nghĩa là duyên thức có danh sắc, duyên danh sắc có lục nhập, duyên lục nhập có xúc,..., duyên hữu có sanh, duyên sanh có lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não. Như thế thuần là nguyên nhân của khổ uẩn.

Lớn thay nguyên nhân ấy! Thế là, với ta, chưa từng nghe pháp ấy mà sinh mắt, sinh trí, sinh tuệ, sinh sáng, sinh ánh sáng.

...."


Đức Phật dùng chánh tư duy mà phát hiện ra chân lý, rồi ngài tán thán rằng nhờ đó mà sinh trí, sinh tuệ chứ có khởi đầu vào Thiền định gì đâu.
Còn bạn trích kinh Lăng già để giải thích thì nên hiểu rằng kinh này thuyết giảng về duy tâm, không bao quát được như đoạn kinh nói trên.

Còn nói dùng tư duy có thể tìm ra chân lý tuyệt đối là vừa đúng vừa sai. Đúng là như đã nói, còn sai thì để phân tích sau nhé.

Ngay ở đoạn kinh ví von 2 que củi quẹt nhau sinh ra lửa và cháy rụi thì bạn cũng hiểu ý nói rằng tư duy bị 'thiêu cháy' rồi đó.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Giờ nói đến cái sai khi dùng tư duy để tìm ra chân lý tuyệt đối. Nói rằng sai là vì bản chất của thực tại không thể dùng tư duy để hiểu, mà phải 'chứng nhập' thực tại. Tạm gọi là 'chứng nhập' vì không thể chia ra chủ thể và đối tượng để tư duy và bản chất của thực tại là bao hàm sự mâu thuẫn nội tại. Giống như một đồng tiền có hai mặt, khi miêu tả mặt này thì trái ngược với mặt kia mà lầm tưởng rằng đó là hai thứ khác nhau.

Mời bạn An Long đọc đoạn dưới đây:


http://thuvienhoasen.org/p25a6880/5-nhan-duyen-phap-gioi

Viên giáo kiến.

Đứng trên quan điểm viên dung, “hỗ nhập” hay “đồng thời câu khởi, đồng thời hỗ nhiếp, và đồng thời hỗ dung” miêu tả tính cách tương quan vô tận và vô ngại. “Hỗ tức” miêu tả tính cách không phân biệt, không sai khác của vạn hữu. Hoa nghiêm ngũ giáo chỉ quan của Đỗ Thuận giảng dạy phép tu Chỉ Quán theo lý Viên Dung giúp ta hiểu rõ thêm hai nguyên lý hỗ nhập và hỗ tức này. Trong đó có đoạn đề cập ba phương pháp chứng nhập Chân như, thấy rõ Chân như là ly danh tự tướng (không có danh tự để gọi), ly ngôn thuyết tướng (không có lời nói để luận bàn), và ly tâm duyên tướng (không thể dùng tâm để suy nghĩ được).

Phương pháp thứ ba nhằm chứng minh các pháp vượt ngoài hết thảy ngôn thuyết và tư duy thông tục. Hai cách để thực hiện: đoạn hoặc và chứng chân. Cách đầu, đoạn hoặc, được áp dụng như sau.

Hỏi: Các pháp duyên khởi là có?

Trả lời: Không, các pháp duyên khởi không có. Chúng đồng nhất với tánh Không; hết thảy mọi pháp duyên khởi đều vô tự tính nên Không.

Hỏi: Vậy các pháp duyên khởi là không?

Trả lời: Không, chúng có. Bởi vì các pháp do quan hệ phát sinh đã có từ vô thỉ. Nếu không thời câu hỏi vừa rồi không thể đặt ra.

Hỏi: Như thế, chúng là cả hai, có và không?

Trả lời: Không, bởi vì Không và có hỗ tương nhiếp nhập thành một. Trong cảnh giới Không và có hỗ tương nhiếp nhập tất cả các pháp duyên khởi đều không sai khác. Không mảy may dấu vết phân hai. Điều này có thể minh chứng bằng ẩn dụ đồ trang sức bằng vàng và vàng dùng làm chất liệu cho đồ trang sức.

Hỏi: Vậy chúng chẳng phải không chẳng phải có?

Trả lời: Không, bởi vì cả hai, có và Không, cùng có một lúc, một chỗ (câu hữu) mà không trở ngại lẫn nhau. Đó là do sự hỗ tương nhiếp nhập mà các pháp duyên khởi đồng thời câu khởi.

Hỏi: Như thế, rốt cuộc tất cả chúng rõ ràng là không?

Trả lời: Không, do có và Không hỗ tương nhiếp nhập nên cả hai đều biến mất. Các pháp đều Không khi nhìn từ quan điểm Tánh Không phủ định sự hiện hữu; chúng hiện hữu khi nhìn từ quan điểm Có phủ định tánh Không. Nhìn từ hai quan điểm đồng thời phủ định thời cả hai diện, có và Không, đều biến mất. Nhìn từ hai quan điểm hỗ tương câu khởi thời cả hai diện, có và Không, đều hiện có.

Điều đáng lưu ý ở đây là không cần biết đến sự thay đổi lập trường và cách đặt câu hỏi, Hoa nghiêm vẫn một mực giữ lập trường “đoạn hoặc”, nhất thiết phủ định trong mọi câu trả lời! Lý do: Mọi quan điểm đều là kiến tư hoặc hay phiến diện, lộ bày mặt này nhưng che lấp mặt khác.

Bây giờ hãy đọc đoạn kế tiếp nói về cách thực hiện chứng nhập Chân như bằng “chứng chân”. Các câu hỏi vẫn như trước, không thay đổi, nhưng các câu trả lời lần này hoàn toàn trái nghịch với lần trước, luôn luôn xác quyết khẳng định.

Hỏi: Các pháp duyên khởi là có?

Trả lời: Phải, bởi vì giả hữu là không phải phi hữu.

Hỏi: Vậy các pháp duyên khởi là không?

Trả lời: Phải, bởi vì chúng vô tự tính nên Không.

Hỏi: Như thế, chúng là cả hai, có và không?

Trả lời: Phải, bởi vì có và không không trở ngại lẫn nhau, cái này không che lấp cái kia.

Hỏi: Vậy chúng chẳng phải không chẳng phải có?

Trả lời: Phải, bởi vì có và không hỗ tương phủ định nên cả hai đều bị loại trừ. Tóm lại, chính do duyên khởi mà vạn pháp hiện hữu; chính do duyên khởi mà vạn pháp không hiện hữu; chính do duyên khởi vạn pháp chẳng những hiện hữu mà còn là không hiện hữu; và chính do duyên khởi mà vạn pháp chẳng phải hữu chẳng phải phi hữu. Cùng một lối diễn tả như vậy, một là một, một là không một, một là cả hai, một và không một, và một chẳng phải một chẳng phải không một; nhiều là nhiều, nhiều là không nhiều, và là cả hai, nhiều và không nhiều, và chẳng phải nhiều chẳng phải không nhiều. Như thế, vạn pháp là nhiều; vạn pháp là một; vạn pháp là cả hai, nhiều và một; và vạn pháp chẳng phải nhiều chẳng phải một. Tứ cú về đồng nhất và dị biệt cũng theo mẫu hình lý luận tương tợ. “Đoạn” và “chứng” hỗ tương nhiếp nhập viên dung vô ngại, được như vậy là do tự thể của duyên khởi hoàn toàn giải thoát khỏi mọi trói buộc.


Đỗ Thuận là một trong những tổ sư sáng lập ra Phật giáo đại thừa. Ngài dùng hai phương pháp tư duy Đoạn hoặc (phủ định) và Chứng nhân (khẳng định) để diệt nhau, giống như đức Phật dùng hình ảnh ví von hai que củi quẹt nhau sinh ra lửa để thiêu cháy chúng.

Khi nói đến tư duy thì đồng nghĩa với lý lẽ, lập luận. Trong khi đó, tư duy có đặc thù nhất định như Aristotle đã từng nêu ra 3 quy tắc chính:

1. Luật đồng nhất: hễ là A thì trong đó đều là A chứ không có gì khác với A.
2. Luật cấm mâu thuẫn: nếu xác định là A thì không thể là B, khác với A.
3. Luật triệt tam: nếu không phải A thì là khác A (B) chứ không thể có lý do nào khác.

Vấn đề là con người hay chấp nhất đến cực đoan, bám víu vào mặt này mà không thấy mặt kia, cả hai cùng tương quan đối đãi nhau.

CÓ và KHÔNG CÓ là cặp đối đãi quan trọng nhất, kinh sách nói là do vô minh chấp có để bác bỏ quan điểm tuyệt đối hóa sự tồn tại, dẫn đến ý nghĩ sai lầm rằng có Thực thể. Đừng vì vậy mà cho rằng các pháp không có thật.

Cũng vậy, khi Phật nói Vô thường thì thật ra đã có Thường trong đó rồi. Có thể hiểu Vô thường tức là Thường, vì khi nghĩ đến một vật A bị biến đổi thì có nghĩa là A (trước đó) = x + y + z và A (hiện tại) = x + y + V, cho thấy có sự thay đổi. Nhưng thực chất (x + y + z) và (x + y + V) thực ra là khác nhau, nhưng vì cả hai đều cho là A (đồng nghĩa cho rằng Thường tại bất biến) nên mới nảy sinh ý nghĩ rằng A đã thay đổi.

Nhưng nhiều người lại hiểu sai 'Vô thường tức là Thường' theo nghĩa rằng cái quy luật vô thường sẽ luôn luôn là như vậy theo thời gian. Đây là cách hiểu sai do vấn đề ngôn ngữ mà ra. Vô thường có nghĩa là Sự biến đổi, nên khi nói 'mọi sự vật luôn luôn biến đổi' thì không còn bị từ ngữ làm cho bị 'ấm đầu' nữa.

Tóm lại, khi nói đến sự tương quan đối đãi thì không thể nói cái này mà không có cái kia. Phải hiểu cho đúng về cụm từ 'vô nhất bất nhị' chứ đừng hiểu theo kiểu của kẻ có biệt danh Vô Nhất Bất Nhị nhưng lại cho rằng 'không phải một không phải hai là vì nó rất nhiều'. Hí hí.
 
Last edited:

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Giờ nói đến cái sai khi dùng tư duy để tìm ra chân lý tuyệt đối. Nói rằng sai là vì bản chất của thực tại không thể dùng tư duy để hiểu, mà phải 'chứng nhập' thực tại. Tạm gọi là 'chứng nhập' vì không thể chia ra chủ thể và đối tượng để tư duy và bản chất của thực tại là bao hàm sự mâu thuẫn nội tại. Giống như một đồng tiền có hai mặt, khi miêu tả mặt này thì trái ngược với mặt kia mà lầm tưởng rằng đó là hai thứ khác nhau.

Mời bạn An Long đọc đoạn dưới đây:


http://thuvienhoasen.org/p25a6880/5-nhan-duyen-phap-gioi

Viên giáo kiến.

Đứng trên quan điểm viên dung, “hỗ nhập” hay “đồng thời câu khởi, đồng thời hỗ nhiếp, và đồng thời hỗ dung” miêu tả tính cách tương quan vô tận và vô ngại. “Hỗ tức” miêu tả tính cách không phân biệt, không sai khác của vạn hữu. Hoa nghiêm ngũ giáo chỉ quan của Đỗ Thuận giảng dạy phép tu Chỉ Quán theo lý Viên Dung giúp ta hiểu rõ thêm hai nguyên lý hỗ nhập và hỗ tức này. Trong đó có đoạn đề cập ba phương pháp chứng nhập Chân như, thấy rõ Chân như là ly danh tự tướng (không có danh tự để gọi), ly ngôn thuyết tướng (không có lời nói để luận bàn), và ly tâm duyên tướng (không thể dùng tâm để suy nghĩ được).

Phương pháp thứ ba nhằm chứng minh các pháp vượt ngoài hết thảy ngôn thuyết và tư duy thông tục. Hai cách để thực hiện: đoạn hoặc và chứng chân. Cách đầu, đoạn hoặc, được áp dụng như sau.

Hỏi: Các pháp duyên khởi là có?

Trả lời: Không, các pháp duyên khởi không có. Chúng đồng nhất với tánh Không; hết thảy mọi pháp duyên khởi đều vô tự tính nên Không.

Hỏi: Vậy các pháp duyên khởi là không?

Trả lời: Không, chúng có. Bởi vì các pháp do quan hệ phát sinh đã có từ vô thỉ. Nếu không thời câu hỏi vừa rồi không thể đặt ra.

Hỏi: Như thế, chúng là cả hai, có và không?

Trả lời: Không, bởi vì Không và có hỗ tương nhiếp nhập thành một. Trong cảnh giới Không và có hỗ tương nhiếp nhập tất cả các pháp duyên khởi đều không sai khác. Không mảy may dấu vết phân hai. Điều này có thể minh chứng bằng ẩn dụ đồ trang sức bằng vàng và vàng dùng làm chất liệu cho đồ trang sức.

Hỏi: Vậy chúng chẳng phải không chẳng phải có?

Trả lời: Không, bởi vì cả hai, có và Không, cùng có một lúc, một chỗ (câu hữu) mà không trở ngại lẫn nhau. Đó là do sự hỗ tương nhiếp nhập mà các pháp duyên khởi đồng thời câu khởi.

Hỏi: Như thế, rốt cuộc tất cả chúng rõ ràng là không?

Trả lời: Không, do có và Không hỗ tương nhiếp nhập nên cả hai đều biến mất. Các pháp đều Không khi nhìn từ quan điểm Tánh Không phủ định sự hiện hữu; chúng hiện hữu khi nhìn từ quan điểm Có phủ định tánh Không. Nhìn từ hai quan điểm đồng thời phủ định thời cả hai diện, có và Không, đều biến mất. Nhìn từ hai quan điểm hỗ tương câu khởi thời cả hai diện, có và Không, đều hiện có.

Điều đáng lưu ý ở đây là không cần biết đến sự thay đổi lập trường và cách đặt câu hỏi, Hoa nghiêm vẫn một mực giữ lập trường “đoạn hoặc”, nhất thiết phủ định trong mọi câu trả lời! Lý do: Mọi quan điểm đều là kiến tư hoặc hay phiến diện, lộ bày mặt này nhưng che lấp mặt khác.

Bây giờ hãy đọc đoạn kế tiếp nói về cách thực hiện chứng nhập Chân như bằng “chứng chân”. Các câu hỏi vẫn như trước, không thay đổi, nhưng các câu trả lời lần này hoàn toàn trái nghịch với lần trước, luôn luôn xác quyết khẳng định.

Hỏi: Các pháp duyên khởi là có?

Trả lời: Phải, bởi vì giả hữu là không phải phi hữu.

Hỏi: Vậy các pháp duyên khởi là không?

Trả lời: Phải, bởi vì chúng vô tự tính nên Không.

Hỏi: Như thế, chúng là cả hai, có và không?

Trả lời: Phải, bởi vì có và không không trở ngại lẫn nhau, cái này không che lấp cái kia.

Hỏi: Vậy chúng chẳng phải không chẳng phải có?

Trả lời: Phải, bởi vì có và không hỗ tương phủ định nên cả hai đều bị loại trừ. Tóm lại, chính do duyên khởi mà vạn pháp hiện hữu; chính do duyên khởi mà vạn pháp không hiện hữu; chính do duyên khởi vạn pháp chẳng những hiện hữu mà còn là không hiện hữu; và chính do duyên khởi mà vạn pháp chẳng phải hữu chẳng phải phi hữu. Cùng một lối diễn tả như vậy, một là một, một là không một, một là cả hai, một và không một, và một chẳng phải một chẳng phải không một; nhiều là nhiều, nhiều là không nhiều, và là cả hai, nhiều và không nhiều, và chẳng phải nhiều chẳng phải không nhiều. Như thế, vạn pháp là nhiều; vạn pháp là một; vạn pháp là cả hai, nhiều và một; và vạn pháp chẳng phải nhiều chẳng phải một. Tứ cú về đồng nhất và dị biệt cũng theo mẫu hình lý luận tương tợ. “Đoạn” và “chứng” hỗ tương nhiếp nhập viên dung vô ngại, được như vậy là do tự thể của duyên khởi hoàn toàn giải thoát khỏi mọi trói buộc.


Đỗ Thuận là một trong những tổ sư sáng lập ra Phật giáo đại thừa. Ngài dùng hai phương pháp tư duy Đoạn hoặc (phủ định) và Chứng nhân (khẳng định) để diệt nhau, giống như đức Phật dùng hình ảnh ví von hai que củi quẹt nhau sinh ra lửa để thiêu cháy chúng.

Khi nói đến tư duy thì đồng nghĩa với lý lẽ, lập luận. Trong khi đó, tư duy có đặc thù nhất định như Aristotle đã từng nêu ra 3 quy tắc chính:

1. Luật đồng nhất: hễ là A thì trong đó đều là A chứ không có gì khác với A.
2. Luật cấm mâu thuẫn: nếu xác định là A thì không thể là B, khác với A.
3. Luật triệt tam: nếu không phải A thì là khác A (B) chứ không thể có lý do nào khác.

Vấn đề là con người hay chấp nhất đến cực đoan, bám víu vào mặt này mà không thấy mặt kia, cả hai cùng tương quan đối đãi nhau.

CÓ và KHÔNG CÓ là cặp đối đãi quan trọng nhất, kinh sách nói là do vô minh chấp có để bác bỏ quan điểm tuyệt đối hóa sự tồn tại, dẫn đến ý nghĩ sai lầm rằng có Thực thể. Đừng vì vậy mà cho rằng các pháp không có thật.

Cũng vậy, khi Phật nói Vô thường thì thật ra đã có Thường trong đó rồi. Có thể hiểu Vô thường tức là Thường, vì khi nghĩ đến một vật A bị biến đổi thì có nghĩa là A (trước đó) = x + y + z và A (hiện tại) = x + y + V, cho thấy có sự thay đổi. Nhưng thực chất (x + y + z) và (x + y + V) thực ra là khác nhau, nhưng vì cả hai đều cho là A (đồng nghĩa cho rằng Thường tại bất biến) nên mới nảy sinh ý nghĩ rằng A đã thay đổi.

Nhưng nhiều người lại hiểu sai 'Vô thường tức là Thường' theo nghĩa rằng cái quy luật vô thường sẽ luôn luôn là như vậy theo thời gian. Đây là cách hiểu sai do vấn đề ngôn ngữ mà ra. Vô thường có nghĩa là Sự biến đổi, nên khi nói 'mọi sự vật luôn luôn biến đổi' thì không còn bị từ ngữ làm cho bị 'ấm đầu' nữa.

Tóm lại, khi nói đến sự tương quan đối đãi thì không thể nói cái này mà không có cái kia. Phải hiểu cho đúng về cụm từ 'vô nhất bất nhị' chứ đừng hiểu theo kiểu của kẻ có biệt danh Vô Nhất Bất Nhị nhưng lại cho rằng 'không phải một không phải hai là vì nó rất nhiều'. Hí hí.

KHÔNG BIẾT..!!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

(1) Niệm và XẢ Niệm [smile]

Pháp gì có nên danh sắc có? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Vì có thức nên có danh sắc. Duyên thức nên có danh sắc. Khi Ta tư duy đều biết ngang thức mà lui không thể vượt qua nó. Nghĩa là duyên thức có danh sắc, duyên danh sắc có lục nhập, duyên lục nhập có xúc,..., duyên hữu có sanh, duyên sanh có lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não. Như thế thuần là nguyên nhân của khổ uẩn.

đoạn này chính là quán sát của Vipassi Bồ Tát (Phật Tì Bà Thy) trong mí bộ kinh Nguyên Thủy như Kinh Trường Bộ và Kinh Trung Bộ [smile]

Ý nghĩa ở đoạn gạch dưới tức là ---> chưa vượt qua được sự trói buộc của niệm .. tức là tâm tướng [smile] hay nói theo các bộ kinh đại thừa như Kinh LĂng Nghiêm tức là VẬT [smile]

đây là trình độ tâm học .. hay thiền tâm chưa phân biệt được TÂM - VẬT [smile]

Các thiện nam tử! Nhƣ Lai thường nói: Sắc pháp, tâm pháp, các tâm sở, các sở duyên, và các duyên(59) --> đều do tâm biến hiện.

Thân của quí vị, tâm của quí vị, --> đều là những VẬT hiện ra từ trong chân tâm nhiệm mầu sáng suốt. - Kinh Thủ Lăng Nghiêm


trong các bộ kinh Nguyên Thủy, ông Phật qua Giới Hạnh, Hộ Trì Các Căn, Chánh Niệm Tỉnh Giác, TỨ THIỀN --> tới được bưỡc đạt quả TỨ SẮC THIỀN [smile] ---> XẢ NIỆM THANH TỊNH [smile]

đây vốn là một nhận thức quan trọng .. 1 giác ngộ quan trọng gọi là GIÁC NGỘ CHÂN TÂM --> hay GIÁC NGỘ PHÁP THÂN [smile] ...

ở đay .. người đó mới chính thức NHẬP NHƯ LAI TẠNG [smile[ ... vì CHỦNG TỬ TÁNH .. chính là tàng trữ trong TÀNG THỨC [smile]

vì vậy ... bước NHẬP NHƯ LAI TẠNG NÀY cũng là NHẬP DÒNG [smile] --> chính thức bước vào dòng thánh đạo [smile] ...

(1) Trực Chỉ Chơn Tâm --> KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT

tới XẢ NIỆM THANH TỊNH tức là nhập NHƯ LAI TẠNG chứng kiến hoạt động của các chủng tử tánh [smile] (duy thức gọi hẳn các tâm sở là các chủng tử tánh)

cho nên....NHẬP NHƯ LAI TẠNG [smile] là TRỰC CHỈ CHƠN TÂM [smile] ... định nghĩa NHƯ LAI TẠNG là CHÂN TÂM [smile] ... cũng có trong các bộ kinh đại thừa như Kinh Thủ Lăng Nghiêm [smile]

và như thế ... có nghĩa là TRỰC CHỈ CHÂN TÂM --> KIẾN TÁNH --> THÀNH PHẬT [smile]

nhận thức này chính là THỨC HUYỀN CHỈ của thiền tông [smile]


(2) MÔ HÌNH TÂM GIẢI THOÁT cần phải cụ thể rõ ràng --> mới thật sự là viên giáo .. viên giác [smile]

---> Tỷ-kheo chú tâm, hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra.

Vị ấy tạo một thân khác ---> từ nơi thân này,
cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào. - Kinh Trường Bộ

trong KINH TRƯỜNG BỘ hay TRUNG BỘ [smile]

đã tới tâm định tĩnh .. xả niệm thanh tịnh rùi .. tại sao [smile] ..

còn dùng Ý TẠO 1 THÂN khác từ nơi thân này ... 1 thân khác cũng đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ không thiếu 1 căn nào [smile] ?

đó là chứng nghiệm ... TÂM -- Tức là TƯỚNG (tướng tự tâm sanh) ----> Tướng tức là tánh [smile] ...


thiếu mô hình tâm học NHƯ LAI TẠNG NÀY .. rất nhiều người sẽ không hiểu ... nội dung tâm học [smile]

sẻ hông hiểu được nhiều câu hỏi cụ thể ... về thần thức .. tại sao trong tâm có tâm [smile] .. hổng giải thích được .. tại sao .. CHÂN TÂM THƯỜNG TRỤ là TÂM GIẢI THOÁT [smile] ... vốn là những nguyên lý trụ cột của PHẬT GIÁO ĐẠI THỨA [smile] ... BỒ TÁT ĐẠO [smile]

hay ĐẠI THỪA CHÁNH TÔNG -- KINH KIM CANG [smile]



ờ mà đúng hông ? ]smile] xx x x
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

(1) CHÂN TÂM = CĂN BẢN TÂM ===> Chơn Không ... BẤT KHÔNG ... BÁT KHÔNG ---> Nhi Không [smile]

"CÓ và KHÔNG CÓ là cặp đối đãi quan trọng nhất, kinh sách nói là do vô minh chấp có để bác bỏ quan điểm tuyệt đối hóa sự tồn tại, dẫn đến ý nghĩ sai lầm rằng có Thực thể. Đừng vì vậy mà cho rằng các pháp không có thật."

"Cũng vậy, khi Phật nói Vô thường thì thật ra đã có Thường trong đó rồi. Có thể hiểu Vô thường tức là Thường, vì khi nghĩ đến một vật A bị biến đổi thì có nghĩa là A (trước đó) = x + y + z và A (hiện tại) = x + y + V, cho thấy có sự thay đổi. Nhưng thực chất (x + y + z) và (x + y + V) thực ra là khác nhau, nhưng vì cả hai đều cho là A (đồng nghĩa cho rằng Thường tại bất biến) nên mới nảy sinh ý nghĩ rằng A đã thay đổi."
x + Y + A
x + y + z (A ngủm, Z được sinh ra)
x + y + V (z ngủm, V được sinh ra)

*** vấn đề ở đây là "A", "Z" "V"không phải là independent varibles .. không độc lập với X + Y ... mà là "biến tướng" = tướng được sinh ra bỏi "X + Y" ... cho nên "A" "Z" và "V" không có tự chủ .. không độc lập, không tự hữu [smile] x x x x x


---> căn bản tâm là X + Y [smile] ... là không sinh, không bị làm không hữu vi (không do hành vi làm ra)
"Này các tỷ kheo, có sự không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi.

Này các tỷ kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, ---> thời ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu bị làm, hữu vi. Vì rằng, này các tỷ kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có trình bày sự xuất ly khỏi sự sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi". (VIII, 3)
Kinh Tiểu Bộ

*** tức là không có chân tâm, căn bản tâm .. không thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh .. hiện hữu, bị làm, hữu vi [smile]

Con Vua .. thì lại làm VUA [smile]y

Con Sãi ở Chùa ..lại quét lá đa (smile)

bao giờ dân nổi can qua

con vua thất thế .. lại ra quét chùa [smile]



ở đây có 1 người .. có tướng làm vua (rõ ràng là tâm vua chúa .. thân vua chúa [smile] ) .. như khi dân nổi can qua .. thì lại trở thành (tướng quét chùa .. làm sãi )

như vậy trên căn bản TÂM [smile] CHÂN TÂM

CHÂN TÂM --> có thể sinh ra TƯỚNG VUA

CHÂN TÂM --> cũng có thể sinh ra tướng QUÉT CHÙA, tướng ông sãi [smile]


trong đời người cũng thế .. 1 chân tâm cũng trải qua nhiều tướng .... từ tướng trẻ thơ .. tướng học trò .. tướng sinh viên .. tướng nhân vật trong xã hội [smile] ...

nhưng cái CĂN BẢN TÂM = CHÂN TÂM [smile] đó là thường không đổi [smile]

--> các tướng của mỗi người đổi thay .. .nhưng (CĂN BẢN TÂM này chẳng đổi )

CHƯ TƯỚNGđổi thay .. từ CÓ --> KHÔNG .. từ KHÔNG---> CÓ [smile]

nhưng CHÂN TÂM ... là cái căn bản tâm đó không mất đi .. nên gọi là CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ [smile]

---> và cũng vì lý do đó mà nói là CHƠN KHÔNG (không đúng nghĩa) ---> bất không (chẳng phải không)


bất không (tuy chẳng phải không ) mà nhi không (tức là những cái tôi lại là không ... như tướng vua có lúc không .. tướng sãi .. có lúc không ... có sinh tử hoại diệt ) [smile] ...


Vì vậy ... nói mỗi người có 1 cái TÂM CHẲNG BẠC, 1 cái TÁNH CHẲNG BẠC [smile]

- Như Lai Mật Nhân. “Như Lai” là danh hiệu đầu tiên trong mười danh hiệu chung của chư Phật; Như Lai tức là Phật.

Mật nhân” nghĩa là nguyên nhân sâu kín huyền nhiệm, ---> đó tức là chân tâm tịch tĩnh, thanh tịnh, thường hằng.
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm


ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,426
Điểm tương tác
172
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Giờ nói đến cái sai khi dùng tư duy để tìm ra chân lý tuyệt đối. Nói rằng sai là vì bản chất của thực tại không thể dùng tư duy để hiểu, mà phải 'chứng nhập' thực tại. Tạm gọi là 'chứng nhập' vì không thể chia ra chủ thể và đối tượng để tư duy và bản chất của thực tại là bao hàm sự mâu thuẫn nội tại. Giống như một đồng tiền có hai mặt, khi miêu tả mặt này thì trái ngược với mặt kia mà lầm tưởng rằng đó là hai thứ khác nhau.

Mời bạn An Long đọc đoạn dưới đây:


http://thuvienhoasen.org/p25a6880/5-nhan-duyen-phap-gioi

Viên giáo kiến.

Đứng trên quan điểm viên dung, “hỗ nhập” hay “đồng thời câu khởi, đồng thời hỗ nhiếp, và đồng thời hỗ dung” miêu tả tính cách tương quan vô tận và vô ngại. “Hỗ tức” miêu tả tính cách không phân biệt, không sai khác của vạn hữu. Hoa nghiêm ngũ giáo chỉ quan của Đỗ Thuận giảng dạy phép tu Chỉ Quán theo lý Viên Dung giúp ta hiểu rõ thêm hai nguyên lý hỗ nhập và hỗ tức này. Trong đó có đoạn đề cập ba phương pháp chứng nhập Chân như, thấy rõ Chân như là ly danh tự tướng (không có danh tự để gọi), ly ngôn thuyết tướng (không có lời nói để luận bàn), và ly tâm duyên tướng (không thể dùng tâm để suy nghĩ được).

Phương pháp thứ ba nhằm chứng minh các pháp vượt ngoài hết thảy ngôn thuyết và tư duy thông tục. Hai cách để thực hiện: đoạn hoặc và chứng chân. Cách đầu, đoạn hoặc, được áp dụng như sau.

Hỏi: Các pháp duyên khởi là có?

Trả lời: Không, các pháp duyên khởi không có. Chúng đồng nhất với tánh Không; hết thảy mọi pháp duyên khởi đều vô tự tính nên Không.

Hỏi: Vậy các pháp duyên khởi là không?

Trả lời: Không, chúng có. Bởi vì các pháp do quan hệ phát sinh đã có từ vô thỉ. Nếu không thời câu hỏi vừa rồi không thể đặt ra.

Hỏi: Như thế, chúng là cả hai, có và không?

Trả lời: Không, bởi vì Không và có hỗ tương nhiếp nhập thành một. Trong cảnh giới Không và có hỗ tương nhiếp nhập tất cả các pháp duyên khởi đều không sai khác. Không mảy may dấu vết phân hai. Điều này có thể minh chứng bằng ẩn dụ đồ trang sức bằng vàng và vàng dùng làm chất liệu cho đồ trang sức.

Hỏi: Vậy chúng chẳng phải không chẳng phải có?

Trả lời: Không, bởi vì cả hai, có và Không, cùng có một lúc, một chỗ (câu hữu) mà không trở ngại lẫn nhau. Đó là do sự hỗ tương nhiếp nhập mà các pháp duyên khởi đồng thời câu khởi.

Hỏi: Như thế, rốt cuộc tất cả chúng rõ ràng là không?

Trả lời: Không, do có và Không hỗ tương nhiếp nhập nên cả hai đều biến mất. Các pháp đều Không khi nhìn từ quan điểm Tánh Không phủ định sự hiện hữu; chúng hiện hữu khi nhìn từ quan điểm Có phủ định tánh Không. Nhìn từ hai quan điểm đồng thời phủ định thời cả hai diện, có và Không, đều biến mất. Nhìn từ hai quan điểm hỗ tương câu khởi thời cả hai diện, có và Không, đều hiện có.

Điều đáng lưu ý ở đây là không cần biết đến sự thay đổi lập trường và cách đặt câu hỏi, Hoa nghiêm vẫn một mực giữ lập trường “đoạn hoặc”, nhất thiết phủ định trong mọi câu trả lời! Lý do: Mọi quan điểm đều là kiến tư hoặc hay phiến diện, lộ bày mặt này nhưng che lấp mặt khác.

Bây giờ hãy đọc đoạn kế tiếp nói về cách thực hiện chứng nhập Chân như bằng “chứng chân”. Các câu hỏi vẫn như trước, không thay đổi, nhưng các câu trả lời lần này hoàn toàn trái nghịch với lần trước, luôn luôn xác quyết khẳng định.

Hỏi: Các pháp duyên khởi là có?

Trả lời: Phải, bởi vì giả hữu là không phải phi hữu.

Hỏi: Vậy các pháp duyên khởi là không?

Trả lời: Phải, bởi vì chúng vô tự tính nên Không.

Hỏi: Như thế, chúng là cả hai, có và không?

Trả lời: Phải, bởi vì có và không không trở ngại lẫn nhau, cái này không che lấp cái kia.

Hỏi: Vậy chúng chẳng phải không chẳng phải có?

Trả lời: Phải, bởi vì có và không hỗ tương phủ định nên cả hai đều bị loại trừ. Tóm lại, chính do duyên khởi mà vạn pháp hiện hữu; chính do duyên khởi mà vạn pháp không hiện hữu; chính do duyên khởi vạn pháp chẳng những hiện hữu mà còn là không hiện hữu; và chính do duyên khởi mà vạn pháp chẳng phải hữu chẳng phải phi hữu. Cùng một lối diễn tả như vậy, một là một, một là không một, một là cả hai, một và không một, và một chẳng phải một chẳng phải không một; nhiều là nhiều, nhiều là không nhiều, và là cả hai, nhiều và không nhiều, và chẳng phải nhiều chẳng phải không nhiều. Như thế, vạn pháp là nhiều; vạn pháp là một; vạn pháp là cả hai, nhiều và một; và vạn pháp chẳng phải nhiều chẳng phải một. Tứ cú về đồng nhất và dị biệt cũng theo mẫu hình lý luận tương tợ. “Đoạn” và “chứng” hỗ tương nhiếp nhập viên dung vô ngại, được như vậy là do tự thể của duyên khởi hoàn toàn giải thoát khỏi mọi trói buộc.

Đỗ Thuận là một trong những tổ sư sáng lập ra Phật giáo đại thừa. Ngài dùng hai phương pháp tư duy Đoạn hoặc (phủ định) và Chứng nhân (khẳng định) để diệt nhau, giống như đức Phật dùng hình ảnh ví von hai que củi quẹt nhau sinh ra lửa để thiêu cháy chúng.

Khi nói đến tư duy thì đồng nghĩa với lý lẽ, lập luận. Trong khi đó, tư duy có đặc thù nhất định như Aristotle đã từng nêu ra 3 quy tắc chính:

1. Luật đồng nhất: hễ là A thì trong đó đều là A chứ không có gì khác với A.
2. Luật cấm mâu thuẫn: nếu xác định là A thì không thể là B, khác với A.
3. Luật triệt tam: nếu không phải A thì là khác A (B) chứ không thể có lý do nào khác.

Vấn đề là con người hay chấp nhất đến cực đoan, bám víu vào mặt này mà không thấy mặt kia, cả hai cùng tương quan đối đãi nhau.

CÓ và KHÔNG CÓ là cặp đối đãi quan trọng nhất, kinh sách nói là do vô minh chấp có để bác bỏ quan điểm tuyệt đối hóa sự tồn tại, dẫn đến ý nghĩ sai lầm rằng có Thực thể. Đừng vì vậy mà cho rằng các pháp không có thật.

Cũng vậy, khi Phật nói Vô thường thì thật ra đã có Thường trong đó rồi. Có thể hiểu Vô thường tức là Thường, vì khi nghĩ đến một vật A bị biến đổi thì có nghĩa là A (trước đó) = x + y + z và A (hiện tại) = x + y + V, cho thấy có sự thay đổi. Nhưng thực chất (x + y + z) và (x + y + V) thực ra là khác nhau, nhưng vì cả hai đều cho là A (đồng nghĩa cho rằng Thường tại bất biến) nên mới nảy sinh ý nghĩ rằng A đã thay đổi.

Nhưng nhiều người lại hiểu sai 'Vô thường tức là Thường' theo nghĩa rằng cái quy luật vô thường sẽ luôn luôn là như vậy theo thời gian. Đây là cách hiểu sai do vấn đề ngôn ngữ mà ra. Vô thường có nghĩa là Sự biến đổi, nên khi nói 'mọi sự vật luôn luôn biến đổi' thì không còn bị từ ngữ làm cho bị 'ấm đầu' nữa.

Tóm lại, khi nói đến sự tương quan đối đãi thì không thể nói cái này mà không có cái kia. Phải hiểu cho đúng về cụm từ 'vô nhất bất nhị' chứ đừng hiểu theo kiểu của kẻ có biệt danh Vô Nhất Bất Nhị nhưng lại cho rằng 'không phải một không phải hai là vì nó rất nhiều'. Hí hí.

KHÔNG BIẾT..!!

.....Tình Như Đám Mây
Ngàn Năm Vẫn Bay,
Mây Ơi Mây Hỡi
Cánh Mây Giang Hồ.....

-Muốn THOÁT KIẾP MÂY---> Phải ; TỰ THẦM BIẾT ĐÓ ĐÂY !
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
KHÔNG BIẾT..!!

Đúng vậy, tóm lại là không thể biết được chân lý tuyệt đối. Ta dùng ý thức, tư duy để tìm biết bản chất của thực tại, nhưng đến nơi cần đến thì phải rời bỏ tư duy để trực nhận/chứng nhập (hoặc dùng từ gì thì tùy ý).

Albert Einstein từng nói rằng: "Điều bí ẩn nhất của vũ trụ không phải nó là gì mà là tại sao con người có thể hiểu được nó".

Biết/thấy được lập ra khi có chủ thể (cái nhận biết) và đối tượng (cái được nhận biết). Do đó nếu nói rằng 'biết' hay 'thấy' thì đó là tương đối, vì với chân lý tuyệt đối thì chủ thể và đối tượng không phải là hai thứ khác nhau thì cái nào thấy cái nào? Bởi vậy Thiền tông mới nói 'Tri kiến lập tri tức vô minh'. Nói đến đây lại nhớ đến chuyện vui sau:

  • Đạo ở đâu?
  • Ở ngay trước mắt.
  • Vậy sao tôi không thấy?
  • Vì còn thấy có ta có người nên không thấy.
  • Vậy khi không còn phân biệt ta người thì thấy chứ?
  • Khi đó thì đâu còn ai để hỏi đạo ở đâu.

Trong khoa học có định lý bất toàn của Godel dẫn đến hệ quả triết lý rất sâu sắc. Diễn giải nôm na theo ngôn từ thông thường có nghĩa rằng trong một hệ kín thì không thể chứng minh được. Vũ trụ, nếu muốn biết thực chất nó là gì thì ta phải ra khỏi nó. Nhưng vũ trụ lại có nghĩa là bao hàm tất cả mọi thứ rồi, kể cả 'bên ngoài vũ trụ' và chủ thể tìm biết.

Trong ngôn ngữ, khi ta muốn định nghĩa từ nào thì phải dùng từ khác để giải nghĩa, chứ bản thân từ đó không thể tự định nghĩa. Nhìn rộng ra, tất cả mọi thứ trên đời đều như vậy cả, bản thân sự vật hiện tượng không thể xác định điều gì mà phải có sự so sánh phân biệt với sự vật khác.

Trước đây khi vào một diễn đàn và tranh luận về phật pháp, khi tranh cãi về việc cái này có thật, cái kia không có, tôi nói rằng để khỏi mất thì giờ vì hiểu lầm kiểu 'ông nói gà, bà nói vịt' thì trước tiên phải thống nhất rằng như thế nào là Có và như thế nào là Không Có. Sau đó dựa vào mà tìm hiểu mọi thứ khác. Anh bạn quen của tôi liền nhắn tin riêng cho tôi và nói rằng: 'bạn đi đúng hướng rồi đó'. Tôi thắc mắc là đi hướng gì nhỉ, tôi chỉ tìm biết điều cơ bản và đơn giản nhất thôi mà. Anh ta nói chỉ cần biết Có và Không là gì thì sẽ biết tất cả mọi thứ. Sau này ngẫm lại thấy anh ta nói quả đúng như thế. Hãy thử hình dung trong đầu một cái gì đó hiện hữu (có) mà xem, phải 'có cái không có' bao quanh cái có đó mới xác định được. Tất nhiên có thể hiểu đó là không gian, nhưng bản thân cái nghĩa 'Có' đã ngầm xác định có cái nghĩa 'Không có' để hiểu được 'Có'. Do nhờ Không mới biết Có, ngược lại, nhờ Có mới biết được Không. Ý niệm này sinh ra ý niệm kia, làm nhân duyên sinh ra nhau, tức là chúng cùng sinh cùng diệt, từ Chân không sinh ra và lại trở về Chân không. Ý niệm về Thật và Giả cũng từ Có và Không mà ra. Nói rằng thế gian này giả ảo cũng đúng, vì nó không phải thật. Nhưng thực ra không đúng, vì nếu không có cái có thật thì dựa vào đâu mà biết là giả? Đúng là có cái 'có thật' đấy, nhưng phải hiểu nó là tương đối thôi. Cũng giống như Có và Không. Vấn đề này nếu muốn nói rộng ra thì quá dài, tạm dừng ở đây vậy.

Như vậy, bản chất của thực tại là Chân không, nhưng nó không phải là thực thể tồn tại độc lập mà cũng không phải là hư vô. Vạn vật trong vũ trụ đều là sự biến hiện của nó. Tạm ví nó như nội dung của một cuốn sách, chúng ta đọc sách thì biết được nội dung chứ nội dung không phải là thứ 'mắt thấy tay sờ' như cuốn sách. Thế nhưng nếu ta đốt cuốn sách đi thì nội dung cũng không còn.

Tóm lại thì vũ trụ là có hay không có?

Nói kiểu nào cũng...đúng (theo nghĩa này) mà cũng sai (theo nghĩa kia) nên chỉ là tương đối, vì cả hai thuộc tính Có và Không là 'vô nhất bất nhị'. Như trong phần nói về Viên giáo kiến ở bài viết trước cho thấy, có thể nói theo nghĩa khẳng định hoặc phủ định để thấy sự bất lực của tư duy. Do đó Phật đã nói rằng chân lý tuyệt đối là 'bất khả tư nghì, bất khả thuyết'.


............



Có với không cùng sinh
Khó với dễ cùng thành
Cao với thấp cùng chiều
Giọng với tiếng cùng họa
Trước và sau cùng theo.

(Đạo đức kinh)




Không có Phật, Niết Bàn
Không có Niết Bàn, Phật
Lìa có và không có
Tất cả thảy đều lìa

(Kinh Lăng Già)



Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian không
Kìa xem bóng nguyệt dòng sông
Mới hay không có, có không là gì

(Từ Đạo Hạnh)
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Có hai tên học trò tranh luận nhau, A nói rằng vũ trụ là có trong khi B cãi lại rằng vũ trụ thực sự là không có. Tranh cãi một hồi lâu vẫn không ngã ngũ, cả hai quyết định nhờ thầy mình phân giải.

Tên A đến gặp thầy và trình bày quan điểm của mình trước. Nghe xong ông thầy gật gù rồi bảo: "Con nói đúng". Tên A hớn hở rồi trở ra khoe với chúng bạn.

Tên B thấy vậy liền lập tức vào trong trình bày kiến giải của mình để chứng tỏ là quan điểm của A sai. Nghe xong ông thầy gật gù rồi bảo: "Con nói đúng". Tên B hớn hở rồi trở ra khoe với chúng bạn.

Trong đám học trò có tên C thấy sự tình như vậy, nảy sinh bức xúc nên vào gặp thầy để hỏi cho ra lẽ. Tên C nói: "Thưa thầy, cả hai quan điểm là mâu thuẫn nhau nên không thể cả hai đều đúng được". Nghe xong ông thầy gật gù rồi bảo: "Con nói đúng".
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Hí hí...Trong mơ có mớ đó mà..!!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

(1) Cụ Thể Thế Nào ? [smile] xxx

Như vậy, bản chất của thực tại là Chân không


nhưng thực tại lại có 1 ÔNG PHẬT = CHÂN KHÔNG BẤT KHÔNG [smile] x x x x x = CHÂN TÂM

và ổng cũng có 1 phật tâm ... gọi là "CHÂN TÂM" BẤT KHÔNG NHI KHÔNG [smile]

vậy cụ thể phải là như thế nào ? [smile] xx x x

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Hí hí...Trong mơ có mớ đó mà..!!

Không phải là mơ giống như Ấn Độ giáo nói đâu nhé, vì không có chủ thể nằm mơ. Phật giáo nói là giống như mơ (như mộng huyễn) vì để bác bỏ quan điểm sai lầm rằng vũ trụ có thật. Mà không có thật tức là có giả rồi. Truy xét kỹ hơn để hiểu 'thế nào là thật?" thì biết là cái hiện hữu độc lập (không tùy thuộc) và bất diệt. Ví dụ về thật và giả: hình ảnh phản chiếu trên màn ảnh là giả, còn máy chiếu là thật. Nói 'giả' là vì nó hiện ra và mất đi tùy thuộc vào máy chiếu, trong khi máy chiếu là 'thật' vì nó hiện hữu không phụ thuộc, đập bể nó ra thì những thành phần làm nên nó vẫn không mất đi.

Nói đến đây thì thấy Có - Không, Thật - Giả, Ngã - Vô ngã đều liên quan nhau và đồng nghĩa.

Như vậy có thể thấy mọi thứ đều là tương đối. Khi nói vô minh chấp có chấp ngã, chấp thật...thì ý là đừng có quan điểm sai lầm (tà kiến) rằng thế gian là có thật (tuyệt đối có), có bản ngã (thực thể). Những lời Phật nói là đúng vì người đời hiểu sai, vì có sai nên mới chỉnh lại cho đúng. Biểu hiện của vũ trụ có cả hai thứ trái ngược nhau, nhưng bản chất thì trống không. Tóm lại mọi lời thuyết giảng Phật pháp đều là chân lý tương đối cả, cốt là để phá chấp. Trong kinh sách có nói 'Chánh pháp còn phải bỏ huống gì là Phi pháp', 'qua sông thì bỏ bè', 'ngón tay chỉ trăng',...là vì vậy, mọi ngôn từ đều giới hạn trong Tứ cú.


ha ha ha [smile]

(1) Cụ Thể Thế Nào ? [smile] xxx

Như vậy, bản chất của thực tại là Chân không


nhưng thực tại lại có 1 ÔNG PHẬT = CHÂN KHÔNG BẤT KHÔNG [smile] x x x x x = CHÂN TÂM

và ổng cũng có 1 phật tâm ... gọi là "CHÂN TÂM" BẤT KHÔNG NHI KHÔNG [smile]

vậy cụ thể phải là như thế nào ? [smile] xx x x

ờ mà đúng hông ? [smile]


Hãy hình dung xem một cái gì đó không phải là thực thể cũng không phải là hư không, nó sẽ như thế nào? Chân không lượng tử là vậy đó, nó không là cái gì cả, cũng không phải là hư vô. Chính vì 'không' một cách tuyệt đối như vậy nên nó luôn ở trạng thái thăng giáng lượng tử, tạo ra hằng hà sa số hạt ảo. Trước đây xem kênh Discovery với chủ đề 'Nothing and Everything' cũng nói về ý tưởng vũ trụ được sinh ra từ 'không có gì cả'.

Chân tâm cũng là cách nói khác của Chân không, vì khi dùng duy tâm thuyết giảng nên nói vậy cho thích hợp. Phật cũng vậy khi nói 'tức tâm tức phật', lúc này từ 'phật' không còn có nghĩa là Tất Đạt Đa, người sáng lập ra Phật giáo. Do đó khi nói 'tất cả do tâm tạo' mà vì 'tâm là phật' nên cũng đồng nghĩa là 'tất cả do phật tạo'.

Đó là Phật giáo đại thừa, còn Phật giáo nguyên thủy thì chỉ dùng mượn từ 'Niết Bàn' bên Ấn Độ giáo để nói.


"Này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra. Này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, thì ở đây không thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra. Do vì, này các Tỳ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, nên có thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra"

(Kinh "Phật Thuyết Như Vậy" (Ivivuttaka), Tiểu Bộ Kinh)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên