Forum: Pháp môn vô niệm

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Hỏi: Tập trung tư tưởng vào công việc, ví dụ như là lái xe, học bài thì có gọi là vô niệm hay có niệm ?

Hỏi : Nếu gọi là một sát na trong có niệm và không niệm... Như lời Phật dạy: Việc ác chẳng làm, điều lành siêng tu...

Nhưng khi gặp trần cảnh, ví dụ thấy rớt một đống tiền thì ta xử trí sao đây, hè hè.

Kính huynh Cầu Pháp !

Có lẻ huynh đã hiểu lầm Vô Niệm là không suy nghĩ gì cho nên mới hỏi như thế.

Đức Lục Tổ đã nói "Chớ hiểu lầm rằng Vô Niệm là trăm việc chẳng nghĩ" :


Có vị Tăng đọc bài kệ của Thiền sư Ngọa Luân rằng:

Ngọa Luân có tài năng,
Hay đoạn trăm tư tưởng,
Đối cảnh tâm chẳng khởi,
Bồ-đề ngày ngày lớn.


(Ngọa Luân hữu kỹ lưỡng,
Năng đoạn bách tư tưởng,
Đối cảnh tâm bất khởi,
Bồ-đề nhật nhật trưởng.)

Tổ nghe qua liền nói:

Bài kệ này chưa rõ được tâm địa, nếu y đây mà tu, ấy là thêm trói buộc.

Nhân đó Tổ nói một bài kệ:

Huệ Năng không có tài,
Chẳng đoạn trăm tư tưởng,
Đối cảnh tâm thường khởi,
Bồ-đề làm gì (có chuyện) lớn (hay nhỏ).


(Huệ Năng một kỹ lưỡng,
Bất đoạn bách tư tưởng,
Đối cảnh tâm sổ khởi.
Bồ-đề tác ma trưởng.)

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-73_4-1552_5-50_6-2_17-109_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark

Theo Hắc phong, Vô Niệm là vị đã hiểu được cái chổ tột cùng của Phật pháp, cho nên rất thoải mái, nói năng hành xử vô ngại, không hề có thước đo làm gì hay không làm gì, thế nào là đúng thế nào là sai trong ứng xử.
Vô Niệm là chỗ thậm đạt Phật pháp trong nội tâm, hành động hay ý nghĩ (dẫu làm gì, nghĩ gì) _ những thể hiện bên ngoài _ đều không quan trọng.

Cho nên câu hỏi "Phải làm sao ?" (khi thấy tiền rơi) là chuyện "gải ngứa ngoài giày".
Cái "Phải làm sao ?" không quan trọng. Quan trọng là chúng ta còn chạy theo những "cái tủn mủn", mà xao lảng "cái then chốt".

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Phật tánh ở khắp mọi nơi kia mà Hắc PhongCái then chốt của Phật pháp là gì vậy "Cơn gió đen". Cầu Pháp đang cầu chỗ then chốt đó đấy!
Kính huynh vanphap !
Huynh Cầu Pháp chỉ cầu gặp được một đống tiền "đô" mà thôi, dù nhặt hay không nhặt huynh Cầu Pháp cũng được lợi.
Nhặt thì có tiền xài, hoặc giả nếu không xài mà lấy đi làm từ thiện cũng được nhiều niềm vui.
Còn không nhặt thì được niềm vui khác, vui vì hôm nay mình đã 1 lần chiến thắng lòng tham của mình.

Hi ....hi....! Chị Hắc phong đã nói rồi đó !

Người mà lòng còn "ngổn ngang trăm mối" (hữu niệm) thì dù nhặt hay không nhặt cũng ưu tư (lo nghĩ), người đã tỉnh mộng thì đâu có vấn vương chi "cục bạc trong mơ", cho nên tự nhiên "vô niệm". Khi đã VÔ NIỆM rồi thì mặc tình rong chơi (khi nhặt bạc không xem là có, không nhặt bạc chẳng thấy là không).

Cái "then chốt" đó là :

Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân

http://www.chuahaiduc.org/Kinh Tieng Viet/chung_dao_ca.htm

Đây chính là Vô Niệm.
 
Last edited by a moderator:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính thưa thầy VQ và Bác CP
Tuy rằng "Tham" cũng là một ác pháp phải trừ của người tu.
Nhưng có phải ý của thầy V/Q là :
Trong Thiền lý thì không nghĩ thiện không nghĩ ác , không giữ thiện , không bỏ ác
"Không nghĩ thiện , không nghĩ ác" hay "không giữ thiện , không bỏ ác "
Thật ra câu trên ( thiền ý của Đại Thiền Sư trong sách Thiền Học ) nên hiểu thế nào khi một người còn đang tu cũng còn ít nhiều tính ác
Chào bitridung !

Đây là lý do mà Phật học có 3 cấp (Sơ cấp, Trung Cấp, Cao cấp), 3 Thừa (Tiểu Thừa, Đại Thừa và Tối Thượng Thừa).

Đây là lý do mà Phật Giáo có Thông Giáo và Biệt Giáo.


"Người còn nhiều tính ác" tức là hàng sơ cơ thì phải "CHỈ ÁC TÍCH THIỆN" (ngăn Ác, ráng tu mọi Thiện pháp), không thể khác được.

Đối với hành giả đã dày công tu học thì cần phải khai phá thêm "những chân trời mới", nếu không thì sẽ "dậm chân tại chỗ" cho nên nhà Phật có những Giáo Lý Biệt truyền.
Giáo lý này không còn là Thông giáo nữa, người sơ cơ đọc đến chẳng những không hiểu mà có khi sinh cuồng loạn, đó gọi là "thuốc không xứng với bệnh".

Vì lý do đó mà Ban Điều Hành đôi khi phải mời những Phật tử thuần thành ra khỏi box Chuyên đề _ để bảo vệ họ khỏi loạn tâm _ đây là điều bất đắc dĩ.

Nếu phải trả lời cho vừa lổ tai của quý vị này thì box Chuyên đề sẽ không phát huy hết tác dụng.

Mến !
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
Kính cô Bạch Vân Nhi, Kính Thầy Viên Quang, kính đạo hữu Cầu Pháp và tất cả quý Thầy Cô !
Xin phép cho hungcom được nói vài lời :

Theo hungcom, sở dĩ Thầy V/Q không cắt nghĩa 4 câu kệ này, vì ..... nếu cắt nghĩa một cách đúng đắn nhất thì e rằng sẽ có một số thành viên "rụng hết lông mày", mà cắt nghĩa "thoa hành mở" thì thà là đừng cắt nghĩa.

Trước hết, đây là bài Chứng Đạo Ca, tức là bài ca của người chứng đạo _ Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác _ không phải là bài ca của chúng ta.

Nếu nói ra, mà chúng ta (hậu thế) không ai hiểu hết, không ai được lợi ích chi hết thì Ngài đã chẳng nói làm chi, nhưng số người có thể hiểu được thì thật là hiếm hoi.

"Quân bất kiến,
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân
Vô minh thực tánh tức Phật tánh
Huyễn hóa không thân thị pháp thân".


Trong bài kệ này 3 câu sau rất là "nhạy cảm" :

"Bất trừ vọng tưởng"chẳng cần phải trừ vọng tưởng. Điều này làm đảo lộn hết những gì mà Phật tử chúng ta đã được dạy từ trước đến giờ, nó lật tung hết mọi Giáo lý cỗ điển, gây sốc cho cả những bậc Thượng tọa, chứ đừng nói chi hàng Phật tử bình thường như chúng ta. Các Thượng Tọa và chúng ta không ai chấp nhận điều này cả. Chúng ta đều đã được dạy "Tu thì phải sửa, phải TRỪ PHÀM, phải DIỆT VỌNG". Tất cả những việc này đều là HỮU NIỆM hết.

Nhưng cái thấy của bậc chứng đạo thì khác :

Vọng tưởng là gì ? Ví như một làn sóng, một xung điện được phát sinh trong không gian, nếu chúng ta không thu sóng vào máy chúng ta, diễn dịch lại thì nó huyễn hóa như nó đã sinh.

Kinh Lăng Nghiêm đức Phật đã ví như hoa đốm sinh trong hư không, mà thật ra hoa đốm có sinh ra hay không các vị ? Chỉ khi chúng ta mỏi mắt thì thấy có hoa đốm sinh ra, khi chúng ta hết mỏi mắt thì hoa đốm mất đi, thực ra Hoa đốm không hề có sinh ra hay bị mất đi gì cả.

Cho nên nếu có vị Giác Ngộ nào còn thấy Vọng tưởng là thật, để mà trừ diệt thì vị ấy chưa hề Giác Ngộ gì cả, hay nói khác đi là "Giác Ngộ dõm".

Chắc các vị còn nhớ Ngài Thượng Tọa Thần Tú đã viết : "Cần phải lau chùi (thời thời cần phất thức), đừng để cho dính bụi dơ (vật sử nhạ trần ai)", còn Ngài Huệ Năng đã viết : "Bụi không phải là bụi, gương chẳng phải là gương (bổn lai vô nhất vật) thì cái gì dính cái gì ?!, làm sao mà dơ được ?! (hà xứ nhạ trần ai)"

...........
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113

Muội nhắc mới nhớ. Vậy chúng ta nói pháp có thôi,ăn no bụng trước đã, hi hi. Muội ăn cơm chưa! <o:p></o:p>

Kính hiền huynh Cầu Pháp !
Chuyện ăn uống tuy là pháp hữu vi, nhưng .... HỮU NIỆM hay không lại là chuyện khác ("Sư đệ" Chiếu Thanh có cười cũng mặc kệ)
:heocon028:

放四大莫把捉。
寂滅性中隨飲啄。
諸行無常一切空。
即是如來大圓覺。


7. Phóng tứ đại, mạc bả tróc,
Tịch diệt tánh trung tùy ẩm trác.
Chư hành vô thường nhất thiết không,
Tức thị Như Lai đại Viên Giác.

Buông bốn đại, đừng nắm bắt,
Tánh mình vắng lặng tùy ẩm trác.
Muôn vật vô thường thảy thảy không,
Đấy chính Như Lai Đại Viên Giác.


http://www.chuahaiduc.org/Kinh Tieng Viet/chung_dao_ca.htm

Xin phép cho tiểu muội được phóng tác ra huynh nhé :

_ Những nhu cầu tạm sống của xác thân tứ đại này, chẳng có gì đúng hay sai cả, chúng ta không cần phải quan tâm lắm.

_ Đói thì ăn, khát thì uống, buồn ngủ thì cứ ngủ, mọi chuyện chẳng có gì có thể làm xao động cái bản chất tịch diệt của bản thể tâm cả.

_ Chuyện đời thoáng qua như giấc mộng chiều hôm, có cái gì là thật đâu.

_ Đó chính là Chân Phật pháp.


Kính !
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
"Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân"

Kính quý vị thiện tri thức !

Ở bên Phật học Tổng Quan, bác Ngọc Quế thấy người tu chúng ta có những cầu mong chưa chính đáng (cầu khỏe mạnh, gia đình êm ấm hạnh phúc, sống lâu, làm ăn phát tài, cầu thần thông phép lạ, danh uy hiễn hách, ......) cho nên bác ấy đã xây dựng chính kiến :

http://www.diendanphatphap.com/dien...g-Ôn-Học-Phật-Pháp-_-Bài-1-_-Phát-tâm-ban-đầu

http://www.diendanphatphap.com/dien...háp-_-Bài-2-_-Cầu-Giải-Thoát-Sinh-Tử-Luân-Hồi.

http://www.diendanphatphap.com/dien...g-cho-tất-cả-chúng-sinh-đồng-sanh-An-Lạc-Quốc.

http://www.diendanphatphap.com/dien...Học-Phật-pháp-_-Bài-4-_-Cầu-Chân-Lý-Tuyệt-Đối

Nhưng đó là Thông Giáo (Tiệm Giáo) còn ở đây, bài này Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác viết trên tinh thần CHỈ THẲNG CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI _ nó vượt ra ngoài Thông Giáo rồi.

Căn bản là Tổ đã thấy "cái CHÂN" vốn là cái mà ta đã có thì còn cầu gì nữa !
Quý vị thử nghĩ xem, có bao giờ chúng ta nói với cha của mình "Con muốn Ba là Ba của con" hay không ? Dĩ nhiên là không bao giờ, phải không ?!
Chúng ta đã yên chí _ biết chắc chắn 100% _ rằng "Ba là Ba của mình" rồi thì còn cầu mong gì nữa ?!
Chỉ người nào không chắc chắn điều này mới còn cầu mong.

Trong Kinh Lăng Nghiêm đức Phật có ví dụ về chàng Diễn Nhã Đạt Đa do bị bệnh tâm thần cho nên THẤY LẦM là "mình không có đầu", để rồi hắn ta chạy Đông chạy Tây đi kiếm cái đầu.
Còn những người không điên, có ai đi kiếm cái đầu của mình hay không ?

Cho nên Tổ nói "bất cầu Chân" vì các Ngài nhìn thấy "cuộc sống này vốn không ngoài Chân Lý, còn cầu cái gì nữa ?!" (Nhất Chân, nhất thiết Chân _ thấy được Chân Lý Tuyệt Đối rồi, thì hết thảy đều Chân).

.........
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
timdau.jpg


"Trong Kinh Lăng Nghiêm đức Phật có ví dụ về chàng Diễn Nhã Đạt Đa do bị bệnh tâm thần cho nên THẤY LẦM là "mình không có đầu", để rồi hắn ta chạy Đông chạy Tây đi kiếm cái đầu.
Còn những người không điên, có ai đi kiếm cái đầu của mình hay không ?"
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
Kính các bậc trưởng bối !

hungcom chỉ một "bóng ma" giữa cuộc hồng trần, thấy bạn Cầu Pháp mở chủ đề Vô Niệm ở box Chuyên đề này thì đúng là thích hợp rồi, nhưng vì lại thấy cái phần tinh túy của Phật pháp bị diễn dịch theo những tầm nhìn hời hợt _ theo chủ kiến của h/c _ cho nên h/c chẳng ngại "tài sơ trí siễn" cố gắng bập bẹ đôi điều, nếu có chi sơ sót mong được các bậc cao minh chỉ bảo thêm.

"Quân bất kiến,
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân
Vô minh thực tánh tức Phật tánh
Huyễn hóa không thân thị pháp thân".

(Chứng đạo ca)

Hôm nay h/c xin được trình bày về :
Vô minh thực tánh tức Phật tánh
Thông thường quý Thầy dạy "Trừ hết Vô Minh thì Phật tánh hiễn lộ ra" Vâng, quý Thầy nói rất đúng !
Với đại chúng Phật tử, nếu có vị Thầy nào nói "các con cứ tự nhiên mà sống với Vô Minh, với phiền não" thì vị Thầy đó đúng là Ngoại đạo.

Nhưng nếu là một vị Tổ đối với người đệ tử tâm đắc theo mình đã nhiều năm _ công hạnh đã đầy đủ mà còn lướng cướng, không bước qua được "bức tường lửa" thì vị Tổ nói gì, làm gì, chúng ta không thể đem "cây thước của thợ may mà đo chiều cao của núi Tu di được".

Vô minh thực tánh tức Phật tánh
Với cái thấy của Tổ Huyền Giác, Vô minh như Sóng, Phật tánh như Nước, bản chất của Sóng chính là Nước. Vì biết Sóng chính là Nước, cho nên những vị Giác Ngộ nói rằng "Phiền não tức Bồ Đề", nói rằng :

Phật pháp tại thế gian
Bất ly thế gian Giác
Ly thế mịch Bồ đề
Cáp như tầm thố giác


Phật pháp có trong tất cả pháp
Chúng ta không cần đi đâu tìm Chân Lý.
Lìa cõi Vô minh này để tìm Chân Lý
Thì có khác nào tìm sừng thỏ đâu.



Kính !
 

kingvua

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
11 Tháng 5 2011
Bài viết
51
Điểm tương tác
16
Điểm
8
chào các bạn.Trong topic nầy,mọi người đang bàn luận lời của Tổ.Vậy các bạn đã hiểu ý,quên lời chưa?Các bạn đã sống với vô niệm chưa?Cái gì làm chướng ngại trạng thái vô niệm?Vài lời thô thiển,mời các cao nhân chỉ dạy.Thân.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
chào các bạn.Trong topic nầy,mọi người đang bàn luận lời của Tổ.Vậy các bạn đã hiểu ý,quên lời chưa?Các bạn đã sống với vô niệm chưa?Cái gì làm chướng ngại trạng thái vô niệm?Vài lời thô thiển,mời các cao nhân chỉ dạy.Thân.
Kính anh kingvua !
Hình như đã nửa năm rồi, anh "tịnh khẩu" ?!
Hôm nay thấy anh viết bài trở lại H/p vui lắm.
Nhưng rất tiếc, H/p sắp sửa làm cho anh buồn rồi đó !

Hình như anh vẫn còn theo "lối mòn" cũ :

Vậy các bạn đã hiểu ý,quên lời chưa?
Các bạn đã sống với vô niệm chưa?
Cái gì làm chướng ngại trạng thái vô niệm?
Nếu anh công phu như vầy thì so với Nhan Hồi (một nho sĩ Trung Hoa cỗ xưa) vẫn chưa khác gì mấy, vì Nhan Hồi đã đạt đến chỗ "Tọa Vong" _ cảnh giới chỉ có giác tri, chứ không có sự "xầm xì" của thức phân biệt.

Theo Hắc phong, VÔ NIỆM không phải là sự vắng lặng của tư tưởng, tình cảm; mà là sự thông đạt "thực tướng vô tướng" của các pháp, cho nên "vô quái ngại" trước những lăng xăng sinh diệt của "hoa đốm".

Kính !
 

kingvua

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
11 Tháng 5 2011
Bài viết
51
Điểm tương tác
16
Điểm
8
Kính anh kingvua !

Theo Hắc phong, VÔ NIỆM không phải là sự vắng lặng của tư tưởng, tình cảm; mà là sự thông đạt "thực tướng vô tướng" của các pháp, cho nên "vô quái ngại" trước những lăng xăng sinh diệt của "hoa đốm".

Kính !
Trước hết cho tôi hỏi,bạn đã chứng nghiệm vô niệm chưa?Nếu chưa sao bạn biết như bạn đã viết trên?Khi căn đối cảnh không sinh thức,thì cái cái gì thường có đối với mình.Bạn đâu có nghe tôi nói "quái ngại" trước những lăng xăng sinh diệt của "hoa đốm".Mà bạn vôi kết luận sớm vậy.Thân.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Trước hết cho tôi hỏi,bạn đã chứng nghiệm vô niệm chưa?Nếu chưa sao bạn biết như bạn đã viết trên?Khi căn đối cảnh không sinh thức,thì cái cái gì thường có đối với mình.Bạn đâu có nghe tôi nói "quái ngại" trước những lăng xăng sinh diệt của "hoa đốm".Mà bạn vôi kết luận sớm vậy.Thân.
Kính anh kingvua !
Hắc phong chỉ chia sẻ những gì mình đang sống thật, dĩ nhiên anh khó mà tin được, điều này H/p không dám trách ai.
kingvua đã viết:
bạn đã chứng nghiệm vô niệm chưa?
Vô niệm là KHÔNG CHẤP, chứ không phải Vô Niệm là dứt bặt tư tưởng và tình cảm. Chỉ khi anh kinhvua quan niệm rằng Vô Niệm là dứt bặt tư tưởng thì mới có trạng thái vắng lặng mà anh gọi là chứng nghiệm.
Bài trên H.p đã nói rồi "cái trạng thái vắng lặng ấy thì Ngoại đạo rất nhiều vị đạt đến mà H/p đã đơn cử là ông Nhan Hồi đó _ một nhà Nho học _ cũng có thể chứng nghiệm được, ông ta đặt tên trạng thái ấy là "TỌA VONG" (nghĩa là tuy mở mắt ngồi đó mà "quên mất mình" chỉ còn có mỗi cái biết mà thôi, lâng lâng sướng "tê" người đi lựn).
Kính !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Trước hết cho tôi hỏi,bạn đã chứng nghiệm vô niệm chưa? Nếu chưa sao bạn biết như bạn đã viết trên? Khi căn đối cảnh không sinh thức,thì cái cái gì thường có đối với mình.Bạn đâu có nghe tôi nói "quái ngại" trước những lăng xăng sinh diệt của "hoa đốm".Mà bạn vôi kết luận sớm vậy.Thân.
Hu...hu.....!
"Cái bánh ít" có cục nhưn, chị Hắc phong ăn hết rùi, nhưng còn chừa lại phần bột bánh dính lá, thôi thì hoatihon đành phải "cạp lá" vậy :

Khi căn đối cảnh không sinh thức,thì cái cái gì thường có đối với mình
Có phải chữ "thức" anh dùng ở đây là sự nhận biết phải không ? Theo hoatihon có ba loại người như thế :
Một là "người thực vật", hai là người mất trí, ba là người say rượu quá chén.
Ba loại người này căn đối cảnh không hề sanh thức (phân biệt).

Bạn đâu có nghe tôi nói "quái ngại" trước những lăng xăng sinh diệt của "hoa đốm". Mà bạn vôi kết luận sớm vậy.
Anh king vua ơi ! đâu cần phải nghe anh tự thú người ta mới biết được anh có "quái ngại" hay không.
Chỉ cần nhìn ngón tay trỏ của anh đang nhịp liên tục trên bàn, thì người khác cũng có thể biết được có "một cuộc chiến nội tâm" đang âm thầm diễn ra thôi.

Kính !
:heocon028:
 

kingvua

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
11 Tháng 5 2011
Bài viết
51
Điểm tương tác
16
Điểm
8
Hu...hu.....!
Một là "người thực vật", hai là người mất trí, ba là người say rượu quá chén.
Ba loại người này căn đối cảnh không hề sanh thức (phân biệt).


Anh king vua ơi ! đâu cần phải nghe anh tự thú người ta mới biết được anh có "quái ngại" hay không.
Chỉ cần nhìn ngón tay trỏ của anh đang nhịp liên tục trên bàn, thì người khác cũng có thể biết được có "một cuộc chiến nội tâm" đang âm thầm diễn ra thôi.

Kính !
:heocon028:
Vậy bạn học Phật hay tu Phật!Nếu bạn học thì tôi không dám nói nữa.Nếu tu Phật là tu và chuyển cái gì?Nếu tâm chạy theo cảnh là vọng tâm sanh khởi?Vậy làm sao hàng phục tâm và an trụ tâm?Vậy làm sao thông hiểu kinh Kim cang,Thủ lăng nghiêm,Lăng già...Bạn biết cuộc chiến nội tâm của người khác tức không còn vọng tâm nhưng qua bài viết trên bài toán trên vẫn chưa giải quyết.Vậy bàn luận vô niệm mà không sống cùng nó chỉ là hý luận thôi.
Vô niệm là KHÔNG CHẤP, chứ không phải Vô Niệm là dứt bặt tư tưởng và tình cảm. Chỉ khi anh kinhvua quan niệm rằng Vô Niệm là dứt bặt tư tưởng thì mới có trạng thái vắng lặng mà anh gọi là chứng nghiệm.
Bạn nói vấn đề trên bạn cũng như hoatihon cũng chưa hiểu vô niệm,đối cảnh vô tâm...Vô niệm không phải là trạng thái vắng lặng.Vậy làm sao gương chiếu cảnh được?Vậy làm sao tâm thấy,nghe,...cảnh được?Đừng bàn trên hiểu bằng ngôn ngữ,hãy sống cùng nó.Nếu vẫn chưa định tâm được,hãy cố gắng công phu miên mật.Cho đến lúc đối cảnh bạn thấy ,nghe,...không có ý niệm ta,người thì bạn chứng nghiệm vô niệm rồi.Ngày tháng qua mau,đừng lãng phí!Lúc đó duyên nghiệp xưa trả xong,nghiệp mới không tạo.Luân hồi dừng lại.Chúc mọi người tinh tấn và thấu đạt.Thân.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Với tư cách là mod của box Chuyên đề này, để bảo vệ chủ đề không bị loãng, V/Q di chuyển bài của thành viên vanphap ra khỏi chủ đề Vô Niệm, đến "Phần lạc đề của Chuyên đề Vô Niệm".

Từ nay, Box Chuyên đề này không hoan nghinh tất cả những ý kiến của vanphap.

vanphap có thấy không, lâu nay tất cả ý kiến của bạn gần như đều không được trả lời, bạn nên dòm lại mình xem tại sao ?

Trân trọng thông báo !
Vienquang6

 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
Kính thưa quý đạo hữu !

Về câu "Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân", ở bài kệ thứ 26 Tổ có lặp lại :

26. Bất cầu chân, bất đoạn vọng,
Liễu tri nhị pháp không vô tướng.
Vô tướng vô không vô bất không,
Tức thị Như Lai chân thực tướng.


Không cầu chân,chẳng dứt vọng,
Mới hay chân vọng không chẳng tướng.
Chẳng tướng, chẳng không, không chẳng không,
Ấy mới Như Lai chân thực tướng.

不求真不斷妄。
了知二法空無相。
無相無空無不空。
即是如來真實相。


Xin nhắc lại đây là cái THẤY BIẾT của Tổ, Tổ bày tỏ ra để cho chúng ta tín hướng rằng Phật Giáo hãy còn "một chân trời hoàn toàn mới" mà chúng ta chưa tu chứng đến, "chân trời" ấy làm đảo lộn hết những gì mà ta đã tu học lâu nay.
Nhưng xin quý vị hãy tin Ngài, vì Ngài đã thề rằng :

Nhược tương vọng ngữ cuống chúng sanh.
Tự chiêu bạt thiệt trần sa kiếp.

Bằng đem lời vọng dối chúng sanh,
Tội rút lưỡi nguyện mang cùng kiếp


若將妄語誑眾生。
自招拔舌塵沙劫。


(Nếu những lời ta nói đây là không đúng với Chánh Pháp của Phật, thì ta nguyện sẽ chịu tội rút lưỡi trong ngục A Tỳ vô lượng vô số kiếp)

Tại sao Tổ lại thề như thế ? Vì đa số chúng ta đều không hiểu thấu, đều nghi ngờ "tân giáo pháp" này, mà Ngài vì muốn làm lợi ích cho chúng ta mới tiết lộ ra thôi, mới ráng mà nói lời chân thật khó nghe đó thôi. Nếu không vì muốn làm lợi ích cho hậu thế (ắt sẽ có những vị cốt khí đại thừa) thì Ngài làm thinh luôn cho "phẻ", mắc gì đi nói ra chi để rồi lại phải thề thốt.

Nếu không chấp nhận nổi, thì ráng "ngậm đắng" chờ thời gian sau, khi nào công đức đầy đủ chúng ta sẽ hiểu.

Con trai lên bãi cát, há mồm phơi nắng, con cò thấy món ngon mổ vào, trai khép miệng lại, ngậm luôn mỏ cò, cò không thể xơi miếng thịt nạc bèn vung lắc đầu văng trai ra rồi bay vút lên trời cao.
Trai bị thương bò vội xuống nước, khốn thay trong vết thương có hạt cát (do bởi miệng cò thường dính cát), trai đau lắm nhưng biết làm sao hơn ?!
Tuy không biết làm sao, nhưng trải qua thời gian một viên ngọc trai óng ánh đã hình thành trong lòng con trai.

Quý bạn thân yêu ơi !

Tổ xưa viết Chứng đạo Ca, trước là khẳng định Chân Lý Tối Thượng của Phật pháp, sau là cấy một "vết thương lòng" cho hậu thế chúng ta.
Nếu ngày nay chúng ta đau, hy vọng ngày mai chúng ta sẽ "có ngọc".


Nam Mô Đại Tuệ Văn Thù Sư Lợi Bồ tát Ma Ha Tát
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
.....
.....
Bạn nói vấn đề trên bạn cũng như hoatihon cũng chưa hiểu vô niệm,đối cảnh vô tâm...Vô niệm không phải là trạng thái vắng lặng.Vậy làm sao gương chiếu cảnh được?Vậy làm sao tâm thấy,nghe,...cảnh được?Đừng bàn trên hiểu bằng ngôn ngữ,hãy sống cùng nó.Nếu vẫn chưa định tâm được,hãy cố gắng công phu miên mật.Cho đến lúc đối cảnh bạn thấy ,nghe,...không có ý niệm ta,người thì bạn chứng nghiệm vô niệm rồi.Ngày tháng qua mau,đừng lãng phí!Lúc đó duyên nghiệp xưa trả xong,nghiệp mới không tạo.Luân hồi dừng lại.Chúc mọi người tinh tấn và thấu đạt.Thân.

Đừng bàn luận suông bằng ngôn ngữ, hãy sống cùng nó. Nếu vẫn chưa định tâm được, hãy cố gắng công phu miên mật............
Ngày tháng qua mau, đừng lãng phí ! Lúc đó nghiệp xưa đà trả, nghiệp mới chẳng vay, luân hồi dừng lại. Chúc mọi người tinh tấn và thấu đạt.Thân
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên