Forum: Pháp môn vô niệm

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Xin thưa,


Forum: Pháp môn vô niệm, được trích dẫn từ đường link của http://www.quangduc.com/Thien/98phapmonvoniem.html do soạn giả Tâm Thái.


Hy vọng đề tài này được sự hộ pháp của Quí thầy Tổng quản, phó tổng quản, và các điều hành viên chia sẽ chỉ dẫn thêm duyên sự, kết thành cùng với soạn giả.

Và thành thật cảm ơn quí vị độc giả ghé thăm và ủng hộ cho topic Forum: Pháp môn vô niệm này.


Cầu Pháp 29 :eusa_dance:"Vô niệm làm tông...!?"

Pháp Bảo Đàn kinh :

1. "vô niệm là đối với niệm mà không niệm",
"đối trên các cảnh tâm không nhiễm gọi là vô niệm. Đối trên niệm thường lìa các cảnh, chẳng ở trên cảnh mà sanh tâm.

Nếu chỉ trăm vật chẳng nghĩ, niệm phải trừ hết, một niệm dứt tức là chết, rồi sẽ sanh nơi khác, ấy là lầm to",

2. "Này Thiện tri thức, thế nào lập vô niệm làm tông?
-Chỉ vì miệng nói thấy tánh, người mê ở trên cảnh có niệm, trên niệm lại khởi tà kiến, tất cả trần lao vọng tưởng từ đây mà sanh",

3."Này Thiện tri thức, vô là vô việc gì? niệm là niệm vật nào?
- Vô đó là không có hai tướng, không có các tâm trần lao; niệm là niệm Chân như Bản tánh. Chân như tức là thể của niệm, niệm tức là dụng của Chân như, Chân như Tự tánh khởi niệm, không phải mắt tai mũi lưỡi hay khởi niệm, Chân như có tánh cho nên khởi niệm, Chân như nếu không có tánh thì mắt tai sắc thanh chính khi ấy liền hoại."


4. "Này Thiện tri thức, Chân như Tự tánh khởi niệm, sáu căn tuy có thấy nghe hiểu biết mà không nhiễm muôn cảnh, mà Chân tánh thường tự tại, nên kinh nói “hay khéo phân biệt các pháp tướng mà đối với nghĩa đệ nhất không có động”.

5."Sao gọi là vô niệm?
- Nếu thấy tất cả pháp mà tâm không nhiễm trước, ấy là vô niệm, dụng tức khắp tất cả chỗ, cũng không dính mắc tất cả chỗ, chỉ thanh tịnh nơi bản tâm khiến sáu thức ra sáu cửa đối trong sáu trần không nhiễm không tạp, đi lại tự do, thông dụng không kẹt, tức là Bát-nhã tam-muội, tự tại giải thoát gọi là vô niệm hạnh."

"ông nên biết, Phật vì tất cả người mê nhận thân năm uẩn hòa hợp làm thể tướng của mình, phân biệt tất cả pháp cho là tướng ngoại trần, ưa sanh, ghét tử, niệm niệm đổi dời, không biết là mộng huyễn hư giả".
"Này Thiện tri thức, người ngộ được pháp vô niệm thì muôn pháp đều thông, người ngộ được pháp vô niệm thì thấy cảnh giới của chư Phật, người ngộ được pháp vô niệm thì đến địa vị Phật."
Trên đây là 5 nguyên nhân của nghĩa "vô niệm" trong thiền ngữ. Có thể Quí vị dùng một thí dụ hay là một nguyên nhân thực tế trong đời thường dẫn chứng sự việc của 5 nguyên nhân này...!?

Và vô cùng cảm ơn đ/h @suongphale đã quan tâm về đề tài "Vô niệm".


Thân ái,
Phật.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
1. "vô niệm là đối với niệm mà không niệm",
"đối trên các cảnh tâm không nhiễm gọi là vô niệm. Đối trên niệm thường lìa các cảnh, chẳng ở trên cảnh mà sanh tâm.
Quái thật ! Ở đâu ra một "cầu pháp" mà muốn lên giọng Tổ Sư dạy đời ? Những người như vầy "đi nhan nhản" ngoài đường.
Đúng là "người mù muốn dắt lủ đui" !
 
V

vanphap

Guest
Quái thật ! Ở đâu ra một "cầu pháp" mà muốn lên giọng Tổ Sư dạy đời ? Những người như vầy "đi nhan nhản" ngoài đường.
Đúng là "người mù muốn dắt lủ đui" !
Với hotihon sáng mắt thì pháp môn vô niệm là như thế nào vậy cho mọi người sáng mắt với!
 

Nhuận Tâm

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
7 Thg 10 2012
Bài viết
271
Điểm tương tác
115
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Vô Niệm.
Lục Tổ dạy, "Nầy Thiện tri thức! Trí tuệ quán chiếu trong ngoài sáng suốt, biết bổn tâm mình, nếu biết bổn tâm tức là gốc của sự giải thoát. Nếu được giải thoát tức là Bát Nhã tam muội, tức là vô niệm. Sao gọi là vô niệm? Nếu thấy tất cả pháp mà tâm không nhiễm trước, ấy là vô niệm."

Trí tuệ quán chiếu trong ngoài tức là thấy biết như chơn như thật lục căn lục trần lục thức, nói chung thấy biết tất cả các pháp như chơn như thật. Quán chiếu sáng suốt là tuệ tri hay biết một cách sáng suốt tức là biết rõ ràng (do bổn tâm) các pháp như là các pháp, chỉ có các pháp đó mà thôi, không có gì ở ngoài các pháp đó, không có niệm nào khác nữa.. Khi chúng ta quán chiếu các pháp hay các đối tượng mà bản tâm thanh tịnh, đó là vô niệm; nghĩa là lục căn tự nhiên tiếp xúc với sáu trần nên có sáu thức, ta tri nhận trọn ven chỉ có sáu thức đó mà thôi, không thêm thức nào khác. Thí dụ, tôi thấy con bò (giác thức nguyên sơ), biết có tánh thấy (con bò) thôi (giác trí tuệ), (chỉ biết có thấy con bò mà thôi, không thêm niệm nào khác nữa; nếu biết con bò rồi còn tìm hiểu thêm đặc tính con bò hay thêm trần cảnh khác nữa thì tạo ra quan niệm, tư tưởng, lý luận để phát sanh ái thủ hữu, là gây ra dây oan trái, là tà niệm rồi, không phải là vô niệm.) Vô niệm đây, nói theo tâm lý học, là giác trí tuệ. Khi ta nhận thức niệm đầu cảm giác để có chơn thức, rồi tri nhận chơn thức đó là ta có giác trí tuệ. Đầu tiên ta thấy (Cảm giác) hình ảnh con vật, nhận thức được tên nó là con bò (nhãn thức hay tâm thức, giác thức) tri nhận giác thức đó mới có giác trí); và nếu ta nhận thức niệm đầu của con bò để có chơn thức, rồi tri nhận chơn thức đó mới có giác trí tuệ. Như trong kinh Kim Cang Phật dạy cách hàng phục tâm bằng cách, đưa tất cả các thực tại giả lập (chúng sanh) vào thực tại tuyệt đối (vô vi niết bàn: hư không) mà không còn thấy các thực tại giả lập đó nữa. Nên muốn hàng phục tâm (vô niệm), hành giả trực nhận (quán chiếu) thể không của sự vật, ngay đó lìa tứ tướng (Xa bốn tướng: Ngã, Nhân, Chúng sanh, Thọ giả, là không có khái niệm, không lập lại, để có ý tưởng về sự vật). Kỹ thuật để kiến tánh là tri nhận thực tại điểm của giác trí. Chúng ta biết rằng giác trí có thời gian vẫn còn liên hợp với thức sanh tư tưởng vẩn vơ nên xem như là giác thức, tâm thức, hay vọng tâm. Dòng tâm thức trôi chảy, tam thời bất khả đắc.Quá khứ đã qua tiền ngũ căn không thể nắm bắt, tương lai chưa đến làm sao nắm bắt được, hiện tại là cái đang là nối tiếp những sát na sanh diệt không ngừng, cũng không thể nắm bắt được. Tuy nhiên cái đang là của dòng tâm thức là cơ hội tốt để chúng ta có thể dùng tuệ quán nhắm ngay thực tại điểm của giác trí đang là. Vọng tâm và chân tâm cùng ở một tâm. Cái chuyển động là vọng, cái cố định là chân. Cho nên BT Long Thọ nói, cái đến có thật trong cái đang đến. Vậy cái chân tâm có thật trong cái vọng tâm, hai cái tuy hai mà một, và chân lý không đến từ cái bất động. Vậy, chúng ta nên nhớ, để trực chỉ minh tâm kiến tánh thành Phật cũng đồng với pháp vô niệm của Huệ Năng, "Nhận thức niệm đầu của Cảm Giác để có Chơn Thức. Rồi tri nhận Chơn Thức nầy để có Giác Trí Tuệ và xa lìa tứ tướng; và khi vọng khởi (suy nghĩ, tư tưởng, tưởng tượng, nhớ lại v.v...), ta biết là tưởng thức và xa lìa nó ngay; và cứ như thế, chúng ta tiếp tục tri nhận từng sự việc vô thời gian."
(Phổ Nguyệt)

Kết luận:
Pháp vô niệm của Lục Tổ là pháp thể nhập tánh giác, là tự tính toàn diện. Vô niệm chớ không phải là nhứt niệm vô minh. Nhứt niệm là một niệm của căn trần thức là tâm thức hay tâm thường tình vốn hệ lụy đến ái thủ hữu. Cho nên từ tâm thức nguyên sơ hay chơn thức (Tâm Thức) ta tri nhận (Trí: Tuệ Tri, Biết) chơn thức đó để có tánh giác hay giác trí tuệ. Đó là ta thể hiện được vô niêm, vô tướng rồi, vì không còn dính mắc, niệm khởi, hay không có tướng nào xen vào. Đó tức là tri nhận ngay thực tướng hay thể không của thân tướng, là nhận được phước đức không lường bao la như hư không. Vô niệm là sự nhận thức đối tượng với sự tri nhận tánh không của đối tượng mà không trụ vào đối tượng đó nữa, nghĩa là khi tri nhận thực tại giả lập, ngay đó ta không có khái niệm hay ý tưởng gì đến thực tại giả lập đó. Muốn giữ vô niệm lâu thì phải "vô sở trụ' tức là không bám vào sắc, thinh.. mà phải xả bỏ sắc thinh... khi mình biết là sắc thinh..., vì nếu trụ vào sắc thinh... một sát na thì sắc thinh... ấy không còn thật nữa. "Sắc tức thị không' Sắc tức thì biến thành không... thời gian huyễn hóa sự vật. Chân Trí (hay Chân Tâm) được hiển lộ ngay nơi đối tượng hiện quán. Đó là pháp môn đốn ngộ, thấy tánh ngay, định huệ bình đẳng. Bồ Đề Đạt Ma nói hiện tại là bồ đề, vì không có quá khứ đầy đau khổ, không có tương lai để gây thêm tội lỗi, thì ngay bây giờ (sát na hiện tiền) há không phải bồ đề sao! Trong khoảnh khắc hiện tại, chân lý xuất hiện tại đó (không gian) và lúc đó (thời gian) mà thôi. Thực tướng được hiện bày ở trạng thái vô thời không vì có thời gian chạy dài trong không gian thì mọi vật đều trở nên huyễn hóa. Vậy muốn đạt được giác ngộ tự tính thì phải theo cách dạy của Phật: Hàng Phục Tâm và An Trụ Tâm (Kinh Kim Cang) hay của Lục Tổ pháp vô niệm vô tướng và vô trụ (kinh Pháp Bảo Đàn). Đó là để đạt được chân lý tối hậu, là tự tính tuyệt đối, là chân tâm, là tánh giác hay là thiệt hư không, đó là đốn pháp vậy.
Trích đoạn:Tạng thư Phật học
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Vô Niệm.
.......
.......
(Phổ Nguyệt)

Kết luận:
.....
.....
Trích đoạn:Tạng thư Phật học
Nực cười !
Tổ nói "VÔ NIỆM" rồi cả đám xúm nhau NIỆM "vô niệm".

Sông kia ai nở chặn dòng
Để cho vỡ đập, để lòng quặn đau.

----------

@cầu pháp

_ Nói, nín _ nín, nói _ nhẫn, bất nhẫn _ bất nhẫn, nhẫn ???????????

(Tổ cha cái con bé hỗn láo, Ông mà bắt được mày, Ông ngắt từ cánh hoa một, rồi ông vò nát.... rồi Ông ném xuống đất, ông lấy gót giày ông dí qua dày lại, cho mày hết đầu thai !)
 

Hý Luận

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 10 2011
Bài viết
98
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Nực cười !
Tổ nói "VÔ NIỆM" rồi cả đám xúm nhau NIỆM "vô niệm".

Sông kia ai nở chặn dòng
Để cho vỡ đập, để lòng quặn đau.

----------
Đây là tự hoatihon sanh tâm nhân giã.
Câu chuyện về Ngài Huyền Giác sẻ nói rỏ hơn, như sau:

Huyền Giác vừa gặp Huệ Năng đi quanh ba vòng chống tích trượng đứng. Huệ Năng bảo :
- Phàm làm Sa môn phải đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, Đại đức từ đâu đến mà lớn lối ngạo mạn vậy.
Huyền Giác đột ngột dùng ngay nhát kiếm :
Sinh tử sự đại
Vô thường tấn tốc
Nghĩa là sinh tử việc lớn, vô thường mau chóng, cần giải quyết ngay lễ nghĩa làm gì.
Huệ Năng đáp :
Hà bất thể thủ vô sinh
Liễu vô tốc hồ
Sao không nhận cái lý “Vô sinh” và thấu rõ cái nghĩa “không chóng”.
Nghĩa là sao không tự nhận cái nguyên lý vô sinh thường còn bất biến. Nguyên lý vô sinh ấy là “tự tánh”.
Bởi vì chữ “thể” chỉ cho “tự tánh” và chữ “liễu” là chỉ cho cái dụng của “tự tánh”, đó là trí.
Vậy ý của Tổ muốn thử xem Huyền Giác đã thấy “tánh” chưa. Mà nếu đã thấy tánh, thì tánh tức là dụng, là trí huệ Bát Nhã. Dùng trí này mà quán chiếu thì làm gì có vấn đề sống chết và mau chóng phải đặt ra.
Thấu rõ ý ngầm của Tổ trong câu hỏi, Huyền Giác đáp ngay:
Thể tức vô sinh, liễu bổn vô tốc.
( Thể tức vô sinh, thấu vốn không chóng ).
Như vậy Huyền Giác đã biết được tự tách vốn không sinh diệt, vượt cả không gian, thời gian, làm gì có mau chóng.
Nghe Huyền Giác đáp, Huệ Năng khen:
Như thị! Như thị!
( Đúng thế! Đúng thế! )
Như thế Huyền Giác tìm đến Tổ vừa để thử thầy vừa để xin ấn chứng.
Và Huyền Giác chống tích trượng đứng, đâu phải là ngạo mạn, mà đó là ý chỉ thâm diệu của thiền tông.
Nhưng đến đây cuộc thử thách vừa ngưng lại, để rồi tiếp tục gay cấn hơn.
Thừa cơ hội Huyền Giác xin kiến về, Huệ Năng lại dùng mũi nhọn đâm vào đối thủ ( cơ phong vấn đáp ) một lần nữa lại nói về việc “chậm mau”.
Phản thái tốc hồ?
( Về chóng thế sao? )
Huyền Giác đỡ ngay thế kiếm “mau chóng” bằng thế kiếm “Bất động”
Bổn tự phi động, khởi hữu tốc đa?
( Vốn mình chẳng động, há có mau chóng sao? )
Với ý nghĩa tự tánh, vốn là tự tại, vượt ngoài động tịnh, chóng chậm, vượt cả không gian, thời gian, làm gì có mau chóngS?
Huệ năng liền tấn công quyết liệt, dồn đối phương ở vào thế chân tường bằng nhát kiếm “Ai’’.
Thuỳ tri phi động?
( Ai biết chẳng phải động? )
Chữ “Ai” là năng, là chủ tể.
“ Cái chẳng động ” là sở.
Năng và sở nối liền nhau bằng nhịp cầu “biết”.
Nếu Huyền giác mà suy tư để thấy mình có “Cái chẳng động” thì rõ là Huyền Giác còn động.
Nhận được ý đó, Huyền Giác lập tức đẩy lại ngay :
- Nhân giả tự sinh tâm phân biệt.
Ấy là tại Tổ sinh tâm phân biệt.
Câu trả lời ấy đủ chứng tỏ là Huyền Giác không phải suy lường về “cái chẳng động” mà đã liễu được cái chân lý “bổn lai chẳng động”.
Lục Tổ liền khen :
Nhữ thậm đắc vô sinh chi ý
(Người thực đã thấu được cái ý vô sinh)
Lời khen của Lục Tổ là một nhát kiếm bọc nhung vô cùng nguy hiểm. Vì lời khen này nhấn mạnh vào chữ “Ý”.
- Trên kia là chữ “Ai”
- Bây giờ là chữ “Ý”
Trên kia là chủ – bây giờ là khách.
Ý của Tổ trắc nghiệm Huyền Giác đã thật sự dung thông chưa ? Lãnh hội được ý đó. Huyền Giác đáp lại :
- Vô sinh khởi hữu đa ? ( Vô sinh há có ý sao ? )
Một ý nghĩ mà không móng lên, ấy là trạng thái “vô sinh”.
Thế chưa đủ, Lục Tổ còn bồi thêm một nhát kiếm Tối thượng thừa, chẻ vào ba vấn đề : Ai, Ý, phân biệt.
- Vô ý thuỳ dương phân biệt ?
( không ý thì ai phân biệt ? ).
Đây là vấn đề cơ bản nhất. Nếu phá hết ngã, pháp, vượt qua mọi đối đãi thì đi đến kết quả gì ?
- Nếu phân biệt, nếu suy lường thì vọng niệm dấy lên.
- Không phân biệt, không suy lường lại khác gì gỗ đá.
Nếu phân biệt rõ cội nguồn, muôn vật mà bổn tánh vẫn như như bất động, tức là nhảy được qua bờ kia vậy.
Do vậy Huyền Giác mới trả lời :
Phân biệt diệt phi ý.
( Phân biệt cũng chẳng phải là ý )
Huyền Giác đã vượt qua mọi ý niệm suy lường.
Đó chính là “Tri kiến Phật”.
Trích trong http://thichthientri.com/kinhsach/kinh_dplh/index_kdplh.htm

"Cđám" xúm vô cải mà "Phân biệt diệt phi ý".

Còn hoatihon "Thấy chuyện bất bình chẳng tha" là cái ý niệm "tâm nhân giđộng" chứ còn gì nửa.

Sông sâu nên phải chặn dòng.
Lở khi đập vở, củng không.... có mất gì!
Chờ cho nước chảy bớt đi.
Thì ta lại đấp,.... công gì mà công toi?
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113

Nhuận Tâm

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
7 Thg 10 2012
Bài viết
271
Điểm tương tác
115
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Dòng Sông Niệm Khúc

Sông kia khúc đục khúc trong
Nước trong rửa mặt nước ròng rửa chân
Đạo đời như một cán cân
Công bình suy xét tiểu nhân dị thường !

Phật tâm nuôi dưỡng tình thương
Phát huy tự tánh chớ vương mạch sầu
Hạt lành gieo xuống đất sâu
Chờ cơn mưa Pháp hoa màu trổ sanh


Vai oằn nghiệp chướng ghét ganh
Trả sao cho hết nđành mượn vay
Trót mang cái kiếp rủi may
Tri tầm chân lý tháng ngày đến đi


Nhuận Tâm
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Rất cảm ơn cô Nhuận Tâm đã chia sẽ bài của (Phổ Nguyệt. Trích đoạn:Tạng thư Phật học ) thật là tốt cho diễn đàn.

@Cầu Pháp không hỏi thêm về đoạn này nữa. Xin trích dẫn đoạn khác, mong nhờ Thiện hữu tri thức giải hộ.

Thần Hội Pháp Ngữ:
"Chẳng chấp hình tướng, tức gọi là Như Như. Sao gọi là Như Như? Tức là Vô Niệm. Vô niệm là gì? Tức là chẳng niệm nhớ việc có hay không. Chẳng niệm nhớ việc lành hay xấu. Chẳng niệm nhớ có biên tế hay không biên tế. Chẳng niệm nhớ có hạn lượng hay không hạn lượng. Chẳng niệm nhớ Bồ Ðề. Chẳng dùng Bồ Ðề làm tâm. Chẳng lấy Niết Bàn làm niệm. Ðó là vô niệm, cũng là Bát Nhã Ba La Mật."​

"Vô niệm tức là không có cảnh giới hay đối tượng nào cả. còn một cảnh giới, tức chẳng tương ưng với vô niệm."​

"Người khéo thấy vô niệm, thì sáu căn chẳng ô nhiễm. Thấy vô niệm, tức hướng đến Phật trí. Thấy vô niệm, gọi là thật tướng. Thấy vô niệm, tức là nghĩa trung đạo đệ nhất. Thấy vô niệm thì trong một lúc đầy đủ hằng sa công đức. Thấy vô niệm, hay sanh tất cả Phật pháp. Thấy vô niệm, tức nhiếp hết thảy pháp."​

"Lại nữa, kinh Duy Ma Cật thuyết rằng 'Ðiều phục tâm kia, tức là pháp Thanh Văn. Chẳng điều phục tâm kia, tức là pháp người ngu'. Các nhân giả dụng tâm, tức là dùng pháp điều phục. Nếu dùng pháp điều phục, sao gọi là giải thoát?" http://www.quangduc.com/Thien/98phapmonvoniem.html
====================================
====================================​
1. "vô niệm là đối với niệm mà không niệm",
"đối trên các cảnh tâm không nhiễm gọi là vô niệm. Đối trên niệm thường lìa các cảnh, chẳng ở trên cảnh mà sanh tâm.
Quái thật ! Ở đâu ra một "cầu pháp" mà muốn lên giọng Tổ Sư dạy đời ? Những người như vầy "đi nhan nhản" ngoài đường.
Đúng là "người mù muốn dắt lủ đui" !
Không biết bạn thấy thế nào, đoạn trích dẫn này là ở trong trang của soạn giả Tâm Thái.

Không biết bạn có lớn tuổi bằng @Cầu Pháp không...!? - Hay,
Không biết bạn có nhỏ bằng đứa con gái út này không...!?​

Afbeelding 005.jpg Nó biết Lạy Phật đấy...!?​

*******************************************
*******************************************
Con xin đính chánh cùng Quí Thầy Tổng quản, phó tổng quản.
Mục đích con vào diễn đàn để mua vui, cầu học nơi quí vị.
Topic này lập ra, là muốn giải sự thắc mắc "Vô Niệm" là gì.
Trước là cùng tham khảo với đ/h @suongphale, sau là muốn quí vị chỉ dạy thêm về bài của soạn giả Tâm Thái.​

Với lý do, sự hiểu biết của mình quá cạn cợt. Có yêu cầu thiện trí thức dùng lời lẽ thật là thấp để giải bài bằng thí dụ hay những chuyện thực tế trong đời sống, có vậy thôi.​

Nếu có lở lời để làm cho người khác hiểu lầm.​

Thỉnh ý kiến Quí thầy trong ban quản trị.
Admin, Thầy tổng quản, phó tổng quản, mods,
Và các bạn thiện hữu tri thức cộng đồng của diễn đàn.​

Xin chỉ ra cái sai đó, để mình sửa chửa lại. Thật cảm ơn.​

@Cầu Pháp.​

(Xin hỏi các bạn có biết phần mềm hay làm cách nào để tự mình dò chánh tả, đúng sai hay không?)​
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
.....
....
Có thể Quí vị dùng một thí dụ hay là một nguyên nhân thực tế trong đời thường dẫn chứng sự việc của 5 nguyên nhân này...!?
......
Kính hiền huynh Cầu Pháp !

Phải công nhận huynh HIỀN thiệt (trước đây tiểu muội có ghẹo vài vị "cao tăng" họ đều "nổi tam bành" cả).

Huynh kêu dùng "một thí dụ thực tế trong đời thường" để minh họa cho cái "vô niệm" thì khó quá, tạm thời đành "hiễn thị" cái "hữu niệm" vậy.

Từ hôm qua đến hôm nay chắc có lẻ huynh đã bị cái "hữu niệm"này nó gặm nhấm nhiều rồi phải hay không ?

Đó là cái ẤM ỨC, cái PHIỀN NÃO đó.

Tổ nói : "Đối trên niệm thường lìa các cảnh, chẳng ở trên cảnh mà sanh tâm." LÀ VÔ NIỆM.

Còn chúng ta thì sao ? _ Nghe một câu nói nặng, nằm đêm ngủ không được.

Hì....Hì....!

Xin muôn vàn cáo lỗi !

"Vô niệm, niệm ắt chánh _ Hữu niệm, niệm thành tà"
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Kính hiền huynh Cầu Pháp !

Phải công nhận huynh HIỀN thiệt (trước đây tiểu muội có ghẹo vài vị "cao tăng" họ đều "nổi tam bành" cả).

Huynh kêu dùng "một thí dụ thực tế trong đời thường" để minh họa cho cái "vô niệm" thì khó quá, tạm thời đành "hiễn thị" cái "hữu niệm" vậy.

Từ hôm qua đến hôm nay chắc có lẻ huynh đã bị cái "hữu niệm"này nó gặm nhấm nhiều rồi phải hay không ?

Đó là cái ẤM ỨC, cái PHIỀN NÃO đó.

Tổ nói : "Đối trên niệm thường lìa các cảnh, chẳng ở trên cảnh mà sanh tâm." LÀ VÔ NIỆM.

Còn chúng ta thì sao ? _ Nghe một câu nói nặng, nằm đêm ngủ không được.

Hì....Hì....!

Xin muôn vàn cáo lỗi !

"Vô niệm, niệm ắt chánh _ Hữu niệm, niệm thành tà"
Kính quý sư phụ, sư thúc bá, sư huynh và NGHỊCH muội Hoatihon !
Nghịch muội "ăn gian" lắm, bài kệ của Tổ Huệ Năng có 8 câu :

Tâm mê Pháp Hoa chuyển

Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa
Tụng kinh cửu bất minh

Dữ nghĩa tác thù gia


Vô niệm, niệm tức chánh

Hữu niệm, niệm thành tà

Hữu vô câu bất kế

Trường ngự bạch ngưu xa.


Tâm mê Pháp Hoa chuyển

Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa

Tụng kinh lâu chẳng rõ

Đối (với) nghĩa vẫn là kẻ xa (lạ)

Không niệm, niệm tức chánh

Có niệm, niệm thành tà

Có không đều chẳng chấp

Ngồi mãi "bạch ngưu xa". (Xe trâu trắng)

Bốn câu trên không quan trọng, riêng 4 câu dưới không được tách ra, vì 2 câu chót rất quan trọng.

Nếu chỉ trích dẫn câu 6 và 7 (như "nghịch muội" đã làm) thì mang nghĩa luận Tà Chánh. Chính câu 7 và câu 8 mới là điều Tổ muốn nói.

"Hữu vô câu bất kế" là sao ?


Hữu niệm như dòng thác ầm ầm sủi bọt, Vô niệm như "nước đứng trong veo", cả hai trạng thái đều là hiện tượng của nước, thay đổi nhau mà hiện hữu, cho nên hãy "câu bất kế" (đừng quan trọng nó) đừng tưởng nước đứng trong veo là mục đích của đạo Phật, để mà ngày đêm cứ "niệm vô niệm".

Các pháp rất hồn nhiên như gió như mây, chúng ta không nên chặn dòng mới là thực VÔ NIỆM.


Ngày xưa Hoàng hậu đãi yến tiệc, Ngài Tuệ Trung Thượng sĩ được ngồi ăn chung với Vua và Hoàng Hậu (nhưng có riêng một mâm chay); Ngài TTTSĩ đã thò đủa gắp qua thức ăn mặn.

Hoàng hậu hỏi : Sao Anh ăn mặn ? (Hoàng Hậu là em của Thượng sĩ)


Thượng Sĩ trả lời : "Phật là Phật, anh là anh; anh không cầu làm Phật, Phật chẳng cầu làm anh".

Chứ chẳng phải như người lầm tưởng cho là trăm điều chẳng nghĩ, chỉ(dừng đứng tình cảm và tư tưởng) cho niệm tuyệt, ấy là pháp trói buộc, tức là biên kiến.

http://www.hoakhaikienphat.com/kinhdiensach/kinhphapbaodan/kinhphapbao/batnha.htm
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Kính hiền huynh Cầu Pháp !

Phải công nhận huynh HIỀN thiệt (trước đây tiểu muội có ghẹo vài vị "cao tăng" họ đều "nổi tam bành" cả).

Huynh kêu dùng "một thí dụ thực tế trong đời thường" để minh họa cho cái "vô niệm" thì khó quá, tạm thời đành "hiễn thị" cái "hữu niệm" vậy.

Từ hôm qua đến hôm nay chắc có lẻ huynh đã bị cái "hữu niệm"này nó gặm nhấm nhiều rồi phải hay không ?

Đó là cái ẤM ỨC, cái PHIỀN NÃO đó.

Tổ nói : "Đối trên niệm thường lìa các cảnh, chẳng ở trên cảnh mà sanh tâm." LÀ VÔ NIỆM.

Còn chúng ta thì sao ? _ Nghe một câu nói nặng, nằm đêm ngủ không được.

Hì....Hì....!

Xin muôn vàn cáo lỗi !

"Vô niệm, niệm ắt chánh _ Hữu niệm, niệm thành tà"
Không biết không có tội,
Đây mới là thực tế học pháp.
Để biết 8 gió có động hay không.


Cũng may là @Cầu Pháp có lay động, nhưng chưa chìm ghe.
Rất cảm ơn đạo hữu @Hoatihon cho mình thưởng thức hương vị đồng quê.
Thật là Hảo tâm nhơn muội muội.

Ví như đạo hữu vui với cái "Hảo tâm nhơn" hay "hảo tâm nhơn muội muội". Sau này chúng ta đổi cách xưng hộ cho thân mật hơn. Đồng ý?

Thân.
Hảo tâm nhơn.jpg
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Tâm mê Pháp Hoa chuyển
Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa
Tụng kinh lâu chẳng rõ
Đối (với) nghĩa vẫn là kẻ xa (lạ)

Không niệm, niệm tức chánh
Có niệm, niệm thành tà
Có không đều chẳng chấp
Ngồi mãi "bạch ngưu xa". (Xe trâu trắng)

Bốn câu trên không quan trọng, riêng 4 câu dưới không được tách ra, vì 2 câu chót rất quan trọng.
Nếu chỉ trích dẫn câu 6 và 7 (như "nghịch muội" đã làm) thì mang nghĩa luận Tà Chánh. Chính câu 7 và câu 8 mới là điều Tổ muốn nói.

"Hữu vô câu bất kế" là sao ?

Hữu niệm như dòng thác ầm ầm sủi bọt, Vô niệm như "nước đứng trong veo", cả hai trạng thái đều là hiện tượng của nước, thay đổi nhau mà hiện hữu, cho nên hãy "câu bất kế" (đừng quan trọng nó) đừng tưởng nước đứng trong veo là mục đích của đạo Phật, để mà ngày đêm cứ "niệm vô niệm".

Các pháp rất hồn nhiên như gió như mây, chúng ta không nên chặn dòng mới là thực VÔ NIỆM.

Ngày xưa Hoàng hậu đãi yến tiệc, Ngài Tuệ Trung Thượng sĩ được ngồi ăn chung với Vua và Hoàng Hậu (nhưng có riêng một mâm chay); Ngài TTTSĩ đã thò đủa gắp qua thức ăn mặn.

Hay hay một Hoàng Trí
Tay này bê kinh sách
Tay kia chọc đùi gà
miệng huyên thuyên các pháp
Muốn cưỡi Bạch ngưu xa

Chào hai vị đạo hữu Hoàng Trí và Vạn Pháp.

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Thật là cảm khoái.

Thân kính.


 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Không biết không có tội,
Đây mới là thực tế học pháp.
Để biết 8 gió có động hay không.


Cũng may là @Cầu Pháp có lay động, nhưng chưa chìm ghe.
Rất cảm ơn đạo hữu @Hoatihon cho mình thưởng thức hương vị đồng quê.
Thật là Hảo tâm nhơn muội muội.

Ví như đạo hữu vui với cái "Hảo tâm nhơn" hay "hảo tâm nhơn muội muội". Sau này chúng ta đổi cách xưng hộ cho thân mật hơn. Đồng ý?

Thân.
Kính hiền huynh Cầu Pháp !

hoatihon.jpg


Giả sử tiểu muội "ngổ ngáo" như vầy, có được gọi là "hảo muội muội" hay không ?
(Ảnh này chụp từ 100 năm trước đó !)

:heocon028:
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Kính hiền huynh Cầu Pháp !

hoatihon.jpg


Giả sử tiểu muội "ngổ ngáo" như vầy, có được gọi là "hảo muội muội" hay không ?
(Ảnh này chụp từ 100 năm trước đó !)
Cùng "nghịch muội" hoatihon !
Máy tính của H/t kiểm tra thấy bức ảnh này chỉ mới chụp cách nay 10 năm thôi, rồi nó suy diễn ra bức ảnh của hiện tại :

conangngongao.jpg

và tương lai :

10namsau.jpg


Quá khứ, Hiện tại, Vị lai; Hoatihon chọn thì nào ?
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Cùng "nghịch muội" hoatihon !

Quá khứ, Hiện tại, Vị lai; Hoatihon chọn thì nào ?
Kính anh Hoàng Trí !

Quá khứ thì đã qua dù 10 năm hay trăm năm cũng thế, bức ảnh đó mà là hoatihon sao ?!

Tương lai thì giả lập, bức ảnh đó mà là hoatihon sao ?!

Hiện tại giả định, bức ảnh đó mà là hoatihon sao ?!

Anh Trí biểu hoatihon chọn là chọn cái gì ? Hoatihon có quyền chọn hay sao ?!

Kính !
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Kính hiền huynh Cầu Pháp !

hoatihon.jpg


Giả sử tiểu muội "ngổ ngáo" như vầy, có được gọi là "hảo muội muội" hay không ?
(Ảnh này chụp từ 100 năm trước đó !)

:heocon028:
Đã gọi là muội thì có ngổ ngáo cũng là hão tâm muội,

Hảo tâm muội là tâm Phật rồi thì ngổ ngáo cũng rất tốt, xem nè...
405168_387294078012058_543456941_n.jpg

Lở mà có sai... Con trai quỳ hương, con gái chép kinh thôi...

Nếu cho huynh chơi vui lâu ngày ở Diễn đàn, muội đừng gọi huynh là hiền huynh! - Chỉ gọi là Huynh hay @Cầu Pháp đủ rồi, Huynh rất cám ơn muội.

Thân
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính anh Hoàng Trí !

Quá khứ thì đã qua dù 10 năm hay trăm năm cũng thế, bức ảnh đó mà là hoatihon sao ?!

Tương lai thì giả lập, bức ảnh đó mà là hoatihon sao ?!

Hiện tại giả định, bức ảnh đó mà là hoatihon sao ?!

Anh Trí biểu hoatihon chọn là chọn cái gì ? Hoatihon có quyền chọn hay sao ?!

Kính !
Hoatihon hay lắm !

Quá khứ tâm bất khả đắc, Vị lại tâm bất khả đắc, mà Hiện tại tâm cũng bất khả đắc luôn (Kinh Kim Cang)

ĐÂY CHÍNH LÀ VÔ NIỆM.
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Hoatihon hay lắm !

Quá khứ tâm bất khả đắc, Vị lại tâm bất khả đắc, mà Hiện tại tâm cũng bất khả đắc luôn (Kinh Kim Cang)

ĐÂY CHÍNH LÀ VÔ NIỆM.
Thật ra mình thấy tâm vô niệm và có niệm như là một sát na khi thực hành.
Đó là chổ tâm đắc trong cuộc sống đời cũng như học đạo.

Mình thấy các đạo hữu đây, ai cũng có tâm đắc chánh kiến trong sở học.
Người nào cũng hay hết. Cảm ơn Huynh Hoàng Trí, Hảo tâm muội, và Phó tổng quản.
====================================================

Hỏi: Tập trung tư tưởng vào công việc, ví dụ như là láy xe, học bài thì có gọi là vô niệm hay có niệm ?

Hỏi : Nếu gọi là một sát na trong có niệm và không niệm... Như lời Phật dạy: Việc ác chẳng làm, điều lành siêng tu...

Nhưng khi gặp trần cảnh, ví dụ thấy rớt một đống tiền thì ta xử trí sao đây, hè hè.
euro.jpg
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Thật ra mình thấy tâm vô niệm và có niệm như là một sát na khi thực hành.
Đó là chổ tâm đắc trong cuộc sống đời cũng như học đạo.

Mình thấy các đạo hữu đây, ai cũng có tâm đắc chánh kiến trong sở học.
Người nào cũng hay hết. Cảm ơn Huynh Hoàng Trí, Hảo tâm muội, và Phó tổng quản.
====================================================

Hỏi: Tập trung tư tưởng vào công việc, ví dụ như là lái xe, học bài thì có gọi là vô niệm hay có niệm ?

Hỏi : Nếu gọi là một sát na trong có niệm và không niệm... Như lời Phật dạy: Việc ác chẳng làm, điều lành siêng tu...


Nhưng khi gặp trần cảnh, ví dụ thấy rớt một đống tiền thì ta xử trí sao đây, hè hè.

euro.jpg
Cùng đạo hữu Cầu Pháp !

Phần câu hỏi (đã tô đỏ) không thích hợp với box Chuyên đề mà chỉ thích hợp với Phật học Phổ thông.

V/Q
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên